Banner moiws
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Bí Ẩn > Khám phá Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những loài cây ăn thịt điển hình
(www.phatminh.com) Từ ruồi, muỗi cho đến chuột, ếch nhái đều có thể trở thành con mồi cho các cây ăn thịt. Loài thực vật này sở hữu các loại bẫy tinh vi và khả năng cử động nhanh như chớp.

Cây gọng vó, tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Cây gọng vó có hơn 170 phân loài. Chúng là loài cây ăn thịt phổ biến trên thế giới, nó được tìm thấy ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực. Chúng sống trong các đầm lầy hay các bãi than bùn. Những chiếc lá của chúng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như một giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Đó chính là cái bẫy.  Nếu côn trùng sa bẫy và cố gắng kháng cự thì sẽ chết trong vòng 15 phút do kiệt sức và do các chất nhầy bao quanh khiến chúng bị ngạt thở. Những chiếc lông tuyến của cây bắt đầu tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị 'ăn' hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày. Trong thời gian đó, những chiếc lông tuyến sẽ không thực hiện bất kỳ kích thích hoá học nào khác và trở lại vị trí ban đầu của chúng. Sau khi nhấm nháp con mồi, những phần còn lại không được tiêu hoá của con mồi sẽ bị những luồng gió thổi bay.
Cây gọng vó, tên khoa học là Drosera burmannii Vahl. Cây gọng vó có hơn 170 phân loài. Chúng là loài cây ăn thịt phổ biến trên thế giới, nó được tìm thấy ở khắp các châu lục, trừ Nam Cực. Chúng sống trong các đầm lầy hay các bãi than bùn. Những chiếc lá của chúng có rất nhiều lông tuyến, ở đầu những lông tuyến này có một chất lỏng dính trông giống như một giọt nước giúp thu hút các loài côn trùng. Đó chính là cái bẫy.

Nếu côn trùng sa bẫy và cố gắng kháng cự thì sẽ chết trong vòng 15 phút do kiệt sức và do các chất nhầy bao quanh khiến chúng bị ngạt thở. Những chiếc lông tuyến của cây bắt đầu tiết ra chất tiêu hoá và con mồi sẽ bị 'ăn' hoàn toàn trong vòng một đến hai ngày. Trong thời gian đó, những chiếc lông tuyến sẽ không thực hiện bất kỳ kích thích hoá học nào khác và trở lại vị trí ban đầu của chúng. Sau khi nhấm nháp con mồi, những phần còn lại không được tiêu hoá của con mồi sẽ bị những luồng gió thổi bay.


Cây nắp ấm có tên khoa học là Nepenthes. Một số lá của chúng tạo thành hình ấm để bắt côn trùng. Bên trong lá hình ấm có lông răng. Đó là vòng tròn chứa các gai nhỏ hướng xuống dưới và bao quanh lối vào ấm. Ở phía trên ấm có một nắp để ngăn chặn nước mưa (nếu nước mưa vào quá nhiều thì các enzyme tiêu hóa sẽ bị hòa tan hết). Nắp có vô số tế bào trong và mờ nên côn trùng dễ lầm tưởng đó là một mảng của bầu trời.

Khi con mồi rơi vào lá, nắp sẽ nhanh chóng úp xuống để nó không thể thoát ra. Sau đó con mồi sẽ trượt xuống phần cuống lá, nơi có rất nhiều enzyme tiêu hóa đang chờ sẵn. Trong hình là loài nắp ấm Nepenthes bicalcarata.

Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá. Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây.  Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và hút cả các con mồi. Tiếp theo nó sẽ tiết ra các chất men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi, và các chất dinh dưỡng từ con mồi này sẽ được tiêu thụ trong vài giờ. Sau đó, loài cây lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Bladderwort có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày. Mồi là các sinh vật như côn trùng, giun và động vật nhỏ dưới nước.
Cây Bladderwort được xem là thực vật ăn thịt phổ biến nhất với hơn 200 loài. Chúng là loài ăn thịt sống dưới nước hoặc những vùng đất ngập nước, có các bẫy giống như bong bóng nhỏ trên lá. Những chiếc bẫy có các van được thiết lập bởi nhiều tuyến, bên trong thân cây sẽ liên tục bơm nước ra ngoài, và nó sẽ tạo ra một áp lực bên trong cái túi của cây.

Khi con mồi đi ngang qua cây, mồi sẽ tạo ra một rung động nhỏ, và kích thích những sợi lông siêu nhạy cảm khiến bẫy hút nước và hút cả các con mồi. Tiếp theo nó sẽ tiết ra các chất men tiêu hóa để hòa tan xác con mồi, và các chất dinh dưỡng từ con mồi này sẽ được tiêu thụ trong vài giờ. Sau đó, loài cây lại mở ra và cho nước vào, bơm phồng cái bẫy như lúc ban đầu. Bladderwort có thể bắt tới 1.000 con mồi mỗi ngày. Mồi là các sinh vật như côn trùng, giun và động vật nhỏ dưới nước.

Bẫy ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Cây bắt ruồi Venus có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Nó bắt và tiêu hoá con mồi (phần lớn là các loài côn trùng và động vật thuộc lớp nhện) bằng cái bẫy được tạo nên từ chiếc lá. Hệ thống hoạt động của cái bẫy là sự kết hợp giữa sức đàn hồi, sức phồng và sự phát triển.  Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina, Mỹ. Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây. Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, cái bẫy lại được mở ra và tái sử dụng. Thông thường, mỗi một cái bẫy hiếm khi bắt 3 con mồi trong suốt vòng đời của mình.
Bẫy ruồi Venus flytrap có tên khoa học là Dionaea muscipula. Cây bắt ruồi Venus có những chiếc lá kỳ lạ với hai mảnh có khớp nối với nhau. Mỗi lá đều có mép gai nhọn. Nó bắt và tiêu hoá con mồi (phần lớn là các loài côn trùng và động vật thuộc lớp nhện) bằng cái bẫy được tạo nên từ chiếc lá. Hệ thống hoạt động của cái bẫy là sự kết hợp giữa sức đàn hồi, sức phồng và sự phát triển.

Loài cây này chỉ mọc ở vùng Carolina, Mỹ. Lá cây có hình hai nắp chai úp vào nhau với hàm răng tua tủa. Bên trong lá cây là hai sợi tóc rất nhạy cảm. Chỉ cần côn trùng đậu và chạm vào hai sợi tóc này, lá cây lập tức ụp lại khiến cho côn trùng không thể thoát ra. Bên trong, chất phân hủy sẽ trào ra giết chết nạn nhân và biến chúng thành chất sinh dưỡng cho cây. Quá trình tiêu hoá diễn ra trong vòng 10 ngày, sau đó, cái bẫy lại được mở ra và tái sử dụng. Thông thường, mỗi một cái bẫy hiếm khi bắt 3 con mồi trong suốt vòng đời của mình.

Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trong như cái dạ dày, ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào thi không tài nào thoát được. Bên trong cái "dạ dày" cũng chứa dung dịch tiêu hoá gíông như cây nắp ấm.
Cây hố bẫy có tên khoa học là Sarracenia, thường sống trong các đầm lầy Bắc Mỹ. Lá cây này nằm sát mặt đất, mỗi lá có dạng một bao đài, phiến lá của cây có nắp sặc sỡ trong như cái dạ dày, ở trong “dạ dày” đó có nhiều tuyến tiết mật thu hút sâu bọ. Khi sâu bọ sa vào thi không tài nào thoát được. Bên trong cái "dạ dày" cũng chứa dung dịch tiêu hoá gíông như cây nắp ấm.

Cây cỏ bơ (butterwort) sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng. Những lỗ đặc biệt trên bề mặt chiếc lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước trên bề mặt lá. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút được sự chú ý của những con côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này.
Cây cỏ bơ (butterwort) sống ở những khu vực ẩm ướt ở châu Mỹ, châu Âu và Bắc Á. Loài thực vật này sử dụng những chiếc lá có chất dính của mình để thu hút, bẫy và tiêu hoá côn trùng. Những lỗ đặc biệt trên bề mặt chiếc lá tiết ra chất nhầy trông giống như những giọt nước trên bề mặt lá. Chính sự xuất hiện của những "giọt nước" này đã thu hút được sự chú ý của những con côn trùng đi tìm nước. Khi côn trùng đậu xuống, cây tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Con mồi sẽ bị dính chặt và bọc trong đống chất nhầy này.

(Nguồn: khoahoc.com )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh (30/12/2015)
Cận cảnh loài ”quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh” ở Amazon (25/12/2015)
Thích thú với loài giun biển ’đội lốt’ cây thông Noel (24/12/2015)
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất (22/12/2015)
Chuyện lạ về hòn đá có mắt, biết khóc ở Trung Quốc (19/12/2015)
Những điều thú vị về hệ thống cáp ngầm dưới đáy đại dương (14/9/2015)
Những hố xanh sâu thẳm trên thế giới (28/8/2015)
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước (14/7/2015)
Những lợi ích của việc mất mạng  (24/9/2014)
Lần đầu tiên phát hiện ngôi sao chui vào ngôi sao (24/9/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Kiến thông minh hơn người? (13/6/2012)
Tiết lộ gây sốc về đời sống tình dục của chim cánh cụt (11/6/2012)
Uống thế nào tốt nhất khi phượt? (11/6/2012)
Tôm dài 10cm đẩy bay vật nặng 90kg (11/6/2012)
Tìm ra thủ phạm đốt lăng mộ Tần Thủy Hoàng (11/6/2012)
Bí ẩn nguồn gốc loài chó (8/6/2012)
Những động vật khổng lồ ở Việt Nam (8/6/2012)
Đầu người Mỹ ngày càng to hơn (8/6/2012)
Giả thuyết mới về người cá (7/6/2012)
Tại sao nhiều thiên tài mắc chứng tâm thần? (5/6/2012)
Điều tra ’di cốt dã nhân’ (25/5/2012)
Bí mật về hàm cá voi (25/5/2012)
Mặt trời có thể giết chết chúng ta (19/5/2012)
Loài vật nào nguy hiểm nhất đối với loài người? (19/5/2012)
Đôi nét trải nghiệm về giao tiếp Thunderbolt trên nền tảng Windows (19/5/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Thích thú với loài giun biển 'đội lốt' cây thông Noel
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước
Điều chưa biết về loài "sâu-cỏ" giá bạc tỷ
Những động vật khổng lồ ở Việt Nam
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt