Trên những mảnh chạm khắc còn sót lại của một cánh cửa đá vôi trong ngôi đền Karnak, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà Ai Cập học người Pháp Christophe Thiers đến từ Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) đã tìm thấy tên của vị vua này. Thuộc triều đại Pharaoh thứ 17 trong lịch sử Ai Cập (khoảng từ năm 1634-1543 trước Công nguyên), những nét chữ tượng hình được viết ở cánh cửa đá vôi cho thấy mối liên hệ với thần Amun-Re (vị thần cai quản thời tiết, nông nghiệp). Ngoài ra, chi tiết cũng tiết lộ danh tính chủ nhân của nó – người đã ra lệnh cho xây dựng công trình kiến trúc này - là vị pharaoh có tênSenakht-en-Re. Các nhà khảo cổ học đang tiến hành khai quật tại ngôi đền Karnak. (Ảnh: CNRS)
Chỉ được đề cập đến trong một vài tài liệu cổ đại, không có bất kỳ hiện vật hay di tích nào từng được tìm thấy mang tên ông, Senakht-en-Re trở thành một trong những vị vua ít được biết đến nhất của triều đại thứ 17, ngôi mộ của ông hiện nay vẫn còn là bí ẩn lớn. Phân tích thêm các dòng chữ tượng hình, nhóm chuyên gia nhận thấy Senakht-en-Re đã cho thực hiện phần cổng ra vào bằng những khối đá vôi được vận chuyển từ Tora (khu vực tỉnh Helwan, phía nam Cairo ngày nay). Vào thời điểm đó, nơi đây nằm dưới sự cai quản của người Hyksos – nhóm người Châu Á cổ đại thâm nhập vào Ai Cập và thống trị thung lũng sông Nile trong hơn một thế kỷ (1664-1569 TCN). Về sau, họ bị đánh đuổi bởi Kamose, vị vua cuối cùng của triều đại thứ 17 và Amhose em trai ông, vị vua đầu tiên của triều đại thứ 18. Theo Bộ trưởng Mohammed Ibrahim, đây là “một phát hiện đột phá” đối với lịch sử Ai Cập cổ đại nói chung và lịch sử triều đại thứ 17 nói riêng và “đền Karnak vẫn còn chứa nhiều bí mật cần được khám phá”. |