Điều đó có thể được lý giải theo 2 cách: hoặc là khu vực này không phải là đảo vào thời điểm đó, hoặc những người bà con xa của chúng ta đã vượt biển đến đó. Nay chuyên gia George Ferentinos thuộc Đại học Patras ở Hy Lạp khẳng định có thể loại trừ lý do thứ nhất. Ông tin rằng những hòn đảo trên đã bị tách khỏi lục địa cũng lâu như thời gian các công cụ đá tồn tại trên đó. Ông Ferentinos đã tập hợp các dữ liệu cho thấy cách đây 100.000 năm, mực nước biển thấp hơn hiện tại 120 mét, do nước bị giam hãm trong các chỏm băng lớn hơn của trái đất. Nhưng đáy biển ngoài khơi Hy Lạp ngày nay tụt xuống khoảng 300 mét, nghĩa là khi người Neanderthal sống trong khu vực, biển có thể sâu ít nhất 180 mét. Người Neanderthal
Chuyên gia Hy Lạp cho rằng người Neanderthal có văn hóa đi biển tồn tại hàng chục ngàn năm. Những con người hiện đại được cho là biết đi biển cách đây 50.000 năm, khi họ tìm đường đến châu Úc. Khoảng cách từ đất liền đến các đảo của Hy Lạp khá ngắn, chỉ 5-12km, nhưng theo chuyên gia Thomas Strasser tại Đại học Rhode Island (Mỹ), người Neanderthal đã không dừng lại ở đó. Vào năm 2008, ông đã tìm thấy những công cụ tương tự ở Crete mà ông cho là có tuổi thọ ít nhất 130.000 năm. Crete là hòn đảo đã tồn tại khoảng 5 triệu năm và cách 40km so với“hàng xóm” gần nhất của nó. Ngay cả nếu nhận định của ông Ferentinos là chính xác, người Neanderthal có thể không phải là những người đầu tiên dùng thuyền. Các công cụ bằng đá có tuổi thọ 1 triệu năm tuổi đã được tìm thấy trên đảo Flores của Indonesia. Điều này cho thấy có thể người cổ Homo erectus đã vượt biển đến Flores thậm chí trước khi người Neanderthal tiến hóa. |