Tuy nhiên, nồng độ chất phóng xạ cesium-137 ở mức dưới nguy hiểm cho động vật và người ăn hải sản, said Ken Buesseler, thuộc Viện hải dương học Woods Hole, Masachusetts, Mỹ cho hay. Thông tin trên được ông công bố vào ngày hôm qua tại thành phố Salt Lake, trong cuộc hội thảo Khoa học Đại dương hàng năm, với sự tham dự của hơn 4.000 nhà nghiên cứu. Kết quả trên được lấy từ mẫu nước hồi tháng 6, tức 3 tháng sau khi xảy ra thảm họa nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ngoài hàng ngàn mẫu nước, các nhà nghiên cứu cũng lấy mẫu cá và sinh vật phù du, song tìm thấy lượng cesium-137 dưới mức giới hạn về sức khỏe rất nhiều. Nhà máy điện Fukushima
Cũng theo Buesseler, mẫu nước được lấy trong bán kính từ khoảng 30 - 650km tính từ bờ biển đông nhà nhà máy Fukushima. Mức độ tập trung của phóng xạ cesium-137, có khả năng gây ung thư, ở vào mức gấp 10 - 1.000 lần bình thường. Tuy nhiên, mức này vẫn chỉ bằng khoảng 1/10 mức được xem là nguy hại. Cesium-137 không phải là chất phóng xạ duy nhất thoát ra từ nhà máy Fukushima, nhưng được đặc biệt quan tâm bởi nó tồn tại lâu trong môi trường. Vòng đời hay chu kỳ phân rã của nó lên tới 30 năm. Buesseler cho biết, chỉ số phóng xạ cao nhất vào tháng 6 năm ngoái không phải luôn ở những vị trí gần với nhà máy Fukushima. Bởi các dòng biển xoáy đã tạo nên sự tích tụ của phóng xạ. Ngoài ra, hầu hết phóng xạ cesium-137 được phát hiện có lẽ đã ngấm vào địa dương qua nước thải, chứ không phải là trong bụi không khí. Hartmut Nies, thuộc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế, cho biết phát hiện của Buesseler không có gì đáng ngạc nhiên, do đại dương rộng lớn và khả năng hấp thụ cũng như làm loãng các chất. “Đây là điều chúng tôi đã dự đoán”, ông Nies cho biết sau khi ông Buesseler trình bày nghiên cứu của mình. Ông Nies cũng cho biết nồng độ cesium-137 trong nước đã bị hòa loãng rất nhiều khi ở cách bờ biển chỉ cần 30km. “Nếu không phải là nước biển, bạn có thể uống nước mà không có vấn đề gì". |