banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tháng 3/2012: Ra mắt vắc-xin H5N1 cho gia cầm
(phatminh.com) Công ty thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) sẽ đưa vắc xin cúm gia cầm H5N1 ra thị trường ngay trong tháng 3/2012. Việc này tiến tới thay thế hoàn toàn vắc-xin nhập khẩu, giúp Việt Nam tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng mỗi năm.

Hội đồng khoa học của Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN-PTNT) vừa đồng ý cho Công ty thuốc thú y Trung ương (NAVETCO) đưa vào sản xuất loại vắc-xin NAVET – Vifluvac. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Viện Công nghệ Sinh học, Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT, Công ty Thuốc thú y trung ương từ năm 2003 đến nay.

Nhạy bén với nhu cầu phòng bệnh

Sản phẩm vắc- xin NAVET – Vifluvac do NAVETCO sản xuất

Sản phẩm vắc- xin NAVET – Vifluvac do NAVETCO sản xuất (Ảnh: H.Hoàn)

Từ năm 2003, khi dịch cúm gia cầm lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam, nhà nước đã có chủ trương nhập khẩu vắc-xin cúm gia cầm của Trung Quốc. Chi phí cho việc này lên đến hàng trăm tỷ đồng mỗi năm. Thế nhưng loại vắc-xin này có một nhược điểm là không hoàn toàn phù hợp với chủng virus biến đổi hiện đang lưu hành ở một số tỉnh phía bắc của ViệtNam.

Trước thực tế đó, Viện Công nghệ sinh học (CNSH) đã đứng ra liên hệ với một số tổ chức trên thế giới nhằm tìm chủng virus vắc-xin cúm H5N1 phục vụ mục đích nghiên cứu sản xuất vắc-xin. Ngày 3/11/2005, Viện CNSH đã nhận được chủng NIBRG – 14 từ Viện Tiêu chuẩn và chất lượng sinh phẩm London (Anh).

Ngay lập tức, Viện làm thủ tục nhận chủng virus này, đồng thời, tiến hành đăng ký đề tài nghiên cứu sản xuất vắc-xin cúm gia cầm (dùng trong thú y).

Theo các nhà nghiên cứu, đây thực sự là một dấu mốc quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu vắc-xin cúm gia cầm ở Việt Nam. Sau khi nhận được chủng phù hợp, các nhà khoa học của Viện CNSH đã khẩn trương bắt tay vào công tác nghiên cứu. Đây là chủng được tạo bằng công nghệ di truyền ngược (lắp ghép virus cúm nhân tạo chứa đầy đủ hệ gene trong đó các gene kháng nguyên H5 có vùng "độc" đã được biến đổi bằng kỹ thuật gene).

Từ thành công trên, Bộ KH-CN đã hỗ trợ Viện CNSH tiếp tục thực hiện đề tài ở giai đoạn 2, từ năm 2007 - 2008 với nội dung nghiên cứu và đánh giá quy trình quá trình sản xuất vắc-xin cúm gia cầm H5N1.

Tiến tới thay thế vắc-xin nhập khẩu

Một trại chăn nuôi gà ở Xuân Mai (Hà Nội) đã được chọn làm địa điểm để tiến hành bước thử nghiệm trên. 1.500 con gà được chia thành hai lô, một lô 1.000 con được tiêm vắc-xin và một lô 500 con không được tiêm vắc-xin. Sau khi tiêm, định kỳ máu gà tiêm và không tiêm được làm xét nghiệm về tác dụng của vắc-xin, kết quả cho thấy 70 - 80% số gà được tiêm vắc-xin tạo được lượng kháng thể đạt tiêu chuẩn miễn dịch theo tiêu chuẩn quốc tế.

Tiêm thử nghiệm vắc-xin NAVET – Vifluvac trên gà

Tiêm thử nghiệm vắc-xin NAVET – Vifluvac trên gà (Ảnh: H.Hoàn)

Do nhu cầu thực tế đòi hỏi, năm 2009, Công ty NAVETCO đã đề nghị và được Bộ KH-CN, Bộ NN-PTNT cho phép và hỗ trợ thực án dự án ”Sản xuất thử nghiệm vắc-xin cúm A/H5N1 nhũ dầu để phòng bệnh cho gia cầm” với kinh phí 1,5 tỷ đồng để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm nói trên.

TS. Trần Xuân Hạnh, chủ nhiệm dự án – Phó tổng giám đốc Công ty Thuốc thú y trung ương NAVETCO cho biết, trên cơ sở kết quả nghiên cứu của Viện CNSH, cùng với sự giúp đỡ của Bộ KH-CN, và Bộ NN-PTNT, công ty NAVETCO đã thực hiện dự án: ”Sản xuất thử nghiệm vắc-xin cúm A/H5N1 nhũ dầu để phòng chống bệnh cho gia cầm”. Từ đó, đã cho ra đời vắc xin mang tên NAVET – Vifluvac.

Hiện nay, dự án đã sản xuất thành công giống vi rút vắc-xin cúm gia cầm, chủng NIBRG – 14 đạt tiêu chuẩn vô trùng và ổn định về mặt di truyền. Dự án cũng đã xây dựng được qui trình sản xuất vắc-xin cúm gia cầm ở qui mô công nghiệp với công xuất 500.000 lít/mẻ (1.000.000 liều/mẻ). Vắc-xin có độ dài bảo quản 12 tháng kể từ ngày sản xuất và được bảo quản ở 2-80C.

Như vậy, trong thời gian tới, Việt Nam sẽ có khả năng chủ động được vắc-xin cúm gia cầm H5N1 cung cấp nhu cầu trong nước và tiến tới thay thế hoàn toàn nhập khẩu.

(Nguồn: Khoahoc.com.vn )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Trao giải Kovalevskaia 2011 cho 2 nhà khoa học nữ  (2/3/2012)
Năm nước tiểu vùng Mekong chống ô nhiễm khói mù (1/3/2012)
Việt Nam chế máy đo phóng xạ cho tàu chiến (1/3/2012)
Thiên thạch 2011 AG5 có thể tấn công trái đất vào năm 2040 (29/2/2012)
Lại có vật thể lạ rơi xuống Brazil (28/2/2012)
Thu hồi kho báu nằm 200 năm dưới đáy biển (28/2/2012)
Cấy ghép tứ chi cho người khuyết tật thất bại (28/2/2012)
Kim tự tháp giá 5 tỷ USD (27/2/2012)
Công bố bản đồ tác động biến đổi khí hậu tại Đông Nam Á (25/2/2012)
Tác hại ngầm ẩn của đồ uống có ga (25/2/2012)
Phát hiện phóng xạ cách bờ biển Nhật 650km (23/2/2012)
Nuôi lại mạch máu (22/2/2012)
Trung Quốc sẽ soán ngôi Mỹ trong khoa học? (22/2/2012)
60 nhà khoa học tới Nam Cực nghiên cứu về biến đổi khí hậu (22/2/2012)
Pháp tố ngô biến đổi gene gây hại (21/2/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt