banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Hà Nội, TP.HCM: Báo động sụt lún
(phatminh.com) Hà Nội, TP.HCM: Báo động sụt lún

Trung tâm Quan trắc và Dự báo tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên - Môi trường) vừa công bố kết quả quan trắc tài nguyên nước dưới đất năm 2011 ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ và Tây Nguyên. Đây là những số liệu mới nhất về nguồn nước ngầm tính đến nay.

Báo động sụt lún

Ở đồng bằng Bắc Bộ, mực nước ngầm hạ sâu, đặc biệt ở khu vực Mai Dịch (Cầu Giấy - Hà Nội). Vào mùa khô, 7/7 mẫu đều có hàm lượng amôni cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Riêng ở Tân Lập (Đan Phượng - Hà Nội), hàm lượng amôni lên đến 23,30mg/l (gấp 233 lần tiêu chuẩn cho phép). Ngoài ra, còn có 17/32 mẫu có hàm lượng mangan (Mn) vượt quá hàm lượng tiêu chuẩn, 4/32 mẫu có hàm lượng asen (As) vượt tiêu chuẩn…

Ở đồng bằng Nam Bộ, tại một số điểm quan trắc, mực nước đã hạ thấp sâu, đặc biệt ở khu vực quận 12, quận Bình Tân (TP Hồ Chí Minh). Hàm lượng mangan và metan cũng vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Đặc biệt, theo kết quả nghiên cứu của dự án “Quan trắc biến dạng mặt đất khu vực TP.HCM bằng kỹ thuật Insar vi phân” do Trung tâm Địa tin học thuộc Khu Công nghệ phần mềm ĐH Quốc gia TPHCM thực hiện, hiện nhiều khu vực trên địa bàn TPHCM đang bị lún cục bộ với tốc độ trung bình trên dưới 1cm/năm.


Khoan giếng nước ngầm. Ảnh: Mạnh Hùng

Cụ thể, nhiều xã - phường trên địa bàn 14 quận, huyện đang lún với tốc độ 7 - 10mm/năm; nhiều khu vực ở 17 quận, huyện có tốc độ lún trên 10mm/năm. Đặc biệt, các khu vực có quá trình đô thị hóa nhanh trong thời gian qua thuộc các quận 2, 6, 7, 8, 9, 12, Tân Phú, Bình Thạnh, Thủ Đức và các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Nhà Bè có tốc độ lún trên 15mm/năm.

Hà Nội cũng không phải là ngoại lệ. Số liệu cho thấy, mỗi năm, Hà Nội lún từ 10-30mm/năm. Đặc biệt, khu vực Lương Yên, Hạ Đình có độ lún trung bình khoảng 11-18mm/năm. Khu vực Pháp Vân, Thành Công có độ lún lên đến 23-38mm/năm và lún bề mặt có xu hướng tăng 1-2mm mỗi năm.

Giếng khoan: thủ phạm chính

Dù hiện nay chưa có bất cứ một sự cố sụt lún này trực tiếp xảy ra có nguyên nhân từ việc hạ mực nước ngầm nhưng theo phân tích của giới chuyên môn, hiện nay, nền đất tại các khu đô thị đang yếu đi mà nguyên nhân chính là do việc hạ mực nước ngầm.

Ngoài những nguyên nhân như sự phát triển nhanh các khu đô thị, dẫn đến việc tác động nền mặt đất (làm móng nhà) quá nhiều, một nguyên nhân chính được chỉ ra đó là việc người dân tự khoan giếng.

KS Lê Tứ Hải, Liên hiệp Sản xuất khoa học địa chất và nước khoáng giải thích về cơ chế gây sụt lún khi mực nước ngầm bị hạ, đó là: khi mực nước hạ thấp dẫn đến quá trình phân hủy các vật chất hữu cơ trong các tầng bùn sét, góp phần làm giảm tính cơ lý của đất và tăng khả năng sụt lún mặt đất. PGS-TS Đỗ Minh Toàn, nguyên Chủ nhiệm khoa Địa chất (ĐH Mỏ - Địa chất Hà Nội) đưa ra hình ảnh, trên một mặt bằng, các hố giếng khoan lỗ chỗ khắp nơi trên mặt đất sẽ tạo một khoảng rỗng trong lòng đất. Điều này khiến khả năng chịu lực, chịu tải trọng của nền đất rỗng này rất kém.

Được biết, năm 2010, TP.HCM đã chỉ đạo Sở TN-MT TP.HCM nhanh chóng thành lập bộ phận chuyên trách cho công tác này từ cấp TP cho đến cấp cơ sở, gấp rút hoàn thiện cơ chế để quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, sử dụng nước ngầm.

Còn với Hà Nội, Sở TN-MT TP. Hà Nội cũng đang đề xuất: khoan giếng nhỏ quy mô hộ gia đình cũng phải xin phép. Việc quản lý này nhằm mục đích giúp cơ quan quản lý nắm được số liệu các giếng khoan trong địa bàn, đồng thời có các hướng dẫn trong khai thác, sử dụng cho người dân.

(Nguồn: Đất Việt Online )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
VERA-E, ”siêu radar”mà Việt Nam có thể mua (6/4/2012)
Xác tàu Titanic được Liên hiệp quốc bảo vệ (6/4/2012)
Thúc đẩy sớm phê duyệt điều lệ của VUSTA (5/4/2012)
Việt Nam phải đón 6-7 cơn bão, áp thấp nhiệt đới  (5/4/2012)
Nơi vừa đón năm mới 2013, thoát ”ngày tận thế” (5/4/2012)
Xem sao Thổ trong tháng 4 (4/4/2012)
Lửa có thể xuất hiện cách đây 1 triệu năm (3/4/2012)
Nam châm đất hiếm: Tiềm năng còn bị bỏ quên (3/4/2012)
Nga đặt vấn đề cùng đầu tư phát triển công nghệ cao (3/4/2012)
Quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong việc đảm bảo an ninh hạt nhân (2/4/2012)
Đà Lạt đang nóng dần lên (2/4/2012)
Thị trường công nghệ: Cung, cầu còn đợi nhau  (2/4/2012)
Tôn vinh vai trò khoa học trong an ninh lương thực (2/4/2012)
Bắc cực “nóng” lên và lợi ích khổng lồ về năng lượng (30/3/2012)
Việt Nam – Hàn Quốc đạt được thoả thuận hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân (30/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt