banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Bắc cực “nóng” lên và lợi ích khổng lồ về năng lượng
(phatminh.com) Bắc cực đang “nóng” lên, dù hiểu theo nghĩa bóng hay nghĩa đen.

Đó là phát biểu của đại sứ Thụy Điển Gustaf Lind, người sẽ chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bắc cực (Arctic Council) tại Stockholm vào ngày 28-29/3 tới. Thành viên của hội đồng này là các nước Mỹ, Canada, Hà Lan, Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, và Nga cùng với đại diện của một số tộc người bản địa tại khu vực Bắc cực như Sami và Inuit, đại diện các nhóm này không có quyền bỏ phiếu.


Lãnh đạo các nước Hội đồng Bắc cực trong cuộc họp tại Nuuk, Greenland

Bắc cực đang ấm lên nhanh gấp 2 lần so với các khu vực khác của trái đất: nước ở khu vực eo Fram, eo nằm giữa Greenland và quần đảo Svalbard của Na Uy nóng hơn xấp xỉ 3,5°C so với cách đây 1 thế kỷ.

Khi nước biển có màu sẫm thay thế cho băng sáng màu và có tính phản chiếu sẽ trở nên hấp thụ nhiệt tốt hơn. Điều này đẩy nhanh quá trình ấm lên toàn cầu. Nhìn rộng hơn thì lượng băng của Bắc cực ngày càng giảm dần. Hầu hết các nhà khoa học dự báo rằng Bắc cực sẽ có nhiều băng trôi hơn vào các mùa hè trong khoảng thời gian từ năm 2020-2050.

Khi băng dần biến mất, các trữ lượng khổng lồ dầu, khí ga và các loại khoáng chất khác trở nên dễ dàng tiếp cận hơn. Việc giá cả các nguyên liệu đang tăng cao càng khiến các trữ lượng này trở nên giá trị hơn. Viện Khảo sát Địa chất Mỹ ước lượng Bắc cực có trữ lượng dầu và khí đốt bằng khoảng ¼ trữ lượng đã phát hiện và chưa phát hiện của toàn thế giới.

Băng ở Bắc cực ngày càng tan nhanh

Các tuyến đường vận chuyển thương mại xuyên Bắc cực sẽ rút ngắn đáng kể khoảng cách giữa châu Âu và châu Á. Năm 2011, một tàu chở dầu cỡ lớn của Nga, cùng sự trợ giúp bởi hai tàu phá băng hạt nhân, đã trở thành con vận chuyển hàng hóa đầu tiên vượt Bắc cực theo hành trình bám chặt theo bờ biển Siberi, Nga gọi đây là “hành trình phương Bắc”.

Các nước sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường biển đã tìm thấy tiềm năng hàng hải to lớn từ Bắc cực. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Singapore, Italy cùng với EU đã đề nghị tham gia Hội đồng Bắc cực với vai trò quan sát viên. Điều này càng làm tăng sức nóng của Bắc cực.

Một tờ báo của Na Uy xuất bản tháng 1 vừa qua đã cho biết: Na Uy đã từng đe dọa chặn quyền tham gia vai trò quan sát viên của Trung Quốc, một phần nguyên nhân của căng thẳng là do ủy ban giải thưởng Nobel có trụ sở ở Oslo, Na Uy đã trao giải Nobel Hòa bình cho một công dân Trung Quốc: Ông Lưu Hiểu Ba, người bị Trung Quốc bắt giam và kết án tội xúi giục chống phá nhà nước. Tuy nhiên, cả hai phía đều phản đối thông tin này.

Nhưng các quan chức tại Oslo không phải là nước duy nhất có thái độ do dự về quyền thành viên của Trung Quốc. Nga, nước sở hữu 1 nửa chiều dài bờ biển Bắc cực và sở hữu phần lớn các nguồn tài nguyên của khu vực này, cũng thế hiện thái độ không sẵn lòng. Canada, nước thể hiện sự quan tâm đặc biệt với tình trạng của vấn đề Bắc cực, cũng không hài lòng với sự tham dự của EU, do nước này quá mệt mỏi với tình trạng săn bắt hải cẩu hàng năm của EU.

Thụy Điển bày tỏ mong muốn giải quyết xong vấn đề quan sát viên vào tháng 3/2013. Lý do dễ thấy về sự trì hoãn kết nạp các quan sát viên chính là vai trò của các thành viên này. Điều này có vẻ như vai trò chỉ giới hạn ở mức nghe và nhìn đối với 6 quan sát viên, trong khi các nước như Anh và Ba Lan có truyền thống khá lâu với các hoạt động ở Bắc cực. Không quốc gia Bắc cực nào cần thiết phải vội vàng mở rộng phạm vị của tổ chức này.

Mặc dù rộ lên nhiều dự báo về sự tranh giành nguy hiểm các nguồn tài nguyên Bắc cực nhưng chủ quyền với khu vực đã được xác định rõ ràng. Bắc cực được xác định là cực đối lập với Nam cực, hiểu theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen. Đây không phải là vùng đất rộng lớn bị tranh chấp vây quanh bởi đại dương. Đây là một đại dương cộng thêm một vài vùng đất gần như hoàn toàn đã được phân định. Bắc cực không cần một hiệp định quốc tế giống như Hệ thống Hiệp ước vùng Nam Cực.

Một vài tranh cãi liên quan tới Bắc cực đang trở nên nóng bỏng: Về một vài đảo đá nổi tại khu vực giữa Greenland và Canada; tranh chấp giữa Canada và Mỹ về chủ quyền với tuyến hàng hải Tây-Bắc. Một tranh cãi lớn hơn tới nay chưa diễn ra là vấn đề sở hữu thềm lục địa, điều này sẽ được các nước giải quyết từng bước dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển. Tuy nhiên, tất cả các tranh cãi này chỉ xảy ra giữa các nước Bắc cực, không có sự tham dự của các nước bên ngoài.

Các thành viên cho rằng, Hội đồng Bắc cực đang hoạt động tốt vai trò của nó. Được thành lập từ năm 1996, một phần để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu chung, tập trung vào các hoạt động như nghiên cứu về ô nhiễm, bảo tồn hải sản và lập bản đồ. Năm ngoái, các thành viên đã lần đầu tiên ký một thỏa thuận mang tính ràng buộc về hoạt động nghiên cứu và cứu hộ. Thỏa thuận tiếp theo sẽ là giải quyết vấn đề dầu tràn.

Nga, quốc gia gây ra sự quan ngại sâu sắc vào năm 2007 khi một tàu thám hiểm Nga đã cắm cờ xuống đáy biển Bắc cực nhằm khẳng định chủ quyền Nga với Bắc cực, hiện đang phát đi tín hiệu về sự thân thiện. Năm 2011, Nga đã kết thúc những tranh cãi kéo dài với Na Uy khi đạt được một thỏa thuận về biên giới hàng hải chung.

Tái khẳng định sẽ giảm bớt các tranh cãi, các quốc gia Bắc cực đang nhận thấy những lợi ích khổng lồ về nghiên cứu, kiểm soát và thăm dò năng lượng là những lợi ích chung lớn hơn. Do vậy, các nước sẽ ngày càng phối hợp chặt chẽ hơn trong các hoạt động thăm dò chung để tìm kiếm nguồn năng lượng và tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. Các tuyến đường hàng hải ở Bắc cực được hình thành dễ dàng hơn với mối quan hệ ngày càng cải thiện giữa các nước trong khu vực.

(Nguồn: Đất Việt Online )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Việt Nam – Hàn Quốc đạt được thoả thuận hợp tác phát triển năng lượng hạt nhân (30/3/2012)
Bờ biển Thừa Thiên-Huế sạt lở nặng (30/3/2012)
Nhiều giải pháp và công nghệ mới cho phát triển hàng không (29/3/2012)
Ảnh động vật đẹp nhất tuần qua (29/3/2012)
Khởi tranh Robocon 2012 khu vực miền Trung- Tây Nguyên (29/3/2012)
Động đất mạnh tại đông bắc Nhật Bản (28/3/2012)
Australia đang nỗ lực khắc phục hậu quả thiên tai (28/3/2012)
Việt Nam có thể không tham dự Trại hè Khoa học châu Á 2012  (27/3/2012)
Khi sao Kim ”hẹn hò” sao Mộc... (26/3/2012)
Lò hạt nhân Đà Lạt hoạt động trở lại (26/3/2012)
40 năm nữa Trái đất sẽ không còn cá (17/3/2012)
Không khí ô nhiễm ”gây béo phì” (17/3/2012)
Cá sấu được thăng hàm ”đại sứ” (17/3/2012)
Nhìn thấy phi thuyền UFO đang ”hút” nhiên liệu? (16/3/2012)
Người Mỹ thận trọng hơn với điện hạt nhân sau Fukushima (16/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt