Đó là phát biểu của đại sứ Thụy Điển
Gustaf Lind, người sẽ chủ trì cuộc họp của Hội đồng Bắc cực (Arctic
Council) tại Stockholm vào ngày 28-29/3 tới. Thành viên của hội đồng này
là các nước Mỹ, Canada, Hà Lan, Ai-xơ-len, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan,
và Nga cùng với đại diện của một số tộc người bản địa tại khu vực Bắc
cực như Sami và Inuit, đại diện các nhóm này không có quyền bỏ phiếu.
Lãnh đạo các nước Hội đồng Bắc cực trong cuộc họp tại Nuuk, Greenland
Bắc
cực đang ấm lên nhanh gấp 2 lần so với các khu vực khác của trái đất:
nước ở khu vực eo Fram, eo nằm giữa Greenland và quần đảo Svalbard của
Na Uy nóng hơn xấp xỉ 3,5°C so với cách đây 1 thế kỷ.
Khi
nước biển có màu sẫm thay thế cho băng sáng màu và có tính phản chiếu
sẽ trở nên hấp thụ nhiệt tốt hơn. Điều này đẩy nhanh quá trình ấm lên
toàn cầu. Nhìn rộng hơn thì lượng băng của Bắc cực ngày càng giảm dần.
Hầu hết các nhà khoa học dự báo rằng Bắc cực sẽ có nhiều băng trôi hơn
vào các mùa hè trong khoảng thời gian từ năm 2020-2050.
Khi
băng dần biến mất, các trữ lượng khổng lồ dầu, khí ga và các loại
khoáng chất khác trở nên dễ dàng tiếp cận hơn. Việc giá cả các nguyên
liệu đang tăng cao càng khiến các trữ lượng này trở nên giá trị hơn.
Viện Khảo sát Địa chất Mỹ ước lượng Bắc cực có trữ lượng dầu và khí đốt
bằng khoảng ¼ trữ lượng đã phát hiện và chưa phát hiện của toàn thế
giới.
Băng ở Bắc cực ngày càng tan nhanh
Các
tuyến đường vận chuyển thương mại xuyên Bắc cực sẽ rút ngắn đáng kể
khoảng cách giữa châu Âu và châu Á. Năm 2011, một tàu chở dầu cỡ lớn của
Nga, cùng sự trợ giúp bởi hai tàu phá băng hạt nhân, đã trở thành con
vận chuyển hàng hóa đầu tiên vượt Bắc cực theo hành trình bám chặt theo
bờ biển Siberi, Nga gọi đây là “hành trình phương Bắc”.
Các
nước sử dụng phương thức vận chuyển bằng đường biển đã tìm thấy tiềm
năng hàng hải to lớn từ Bắc cực. Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và
Singapore, Italy cùng với EU đã đề nghị tham gia Hội đồng Bắc cực với
vai trò quan sát viên. Điều này càng làm tăng sức nóng của Bắc cực.
Một
tờ báo của Na Uy xuất bản tháng 1 vừa qua đã cho biết: Na Uy đã từng đe
dọa chặn quyền tham gia vai trò quan sát viên của Trung Quốc, một phần
nguyên nhân của căng thẳng là do ủy ban giải thưởng Nobel có trụ sở ở
Oslo, Na Uy đã trao giải Nobel Hòa bình cho một công dân Trung Quốc: Ông
Lưu Hiểu Ba, người bị Trung Quốc bắt giam và kết án tội xúi giục chống
phá nhà nước. Tuy nhiên, cả hai phía đều phản đối thông tin này.
Nhưng
các quan chức tại Oslo không phải là nước duy nhất có thái độ do dự về
quyền thành viên của Trung Quốc. Nga, nước sở hữu 1 nửa chiều dài bờ
biển Bắc cực và sở hữu phần lớn các nguồn tài nguyên của khu vực này,
cũng thế hiện thái độ không sẵn lòng. Canada, nước thể hiện sự quan tâm
đặc biệt với tình trạng của vấn đề Bắc cực, cũng không hài lòng với sự
tham dự của EU, do nước này quá mệt mỏi với tình trạng săn bắt hải cẩu
hàng năm của EU.
Thụy Điển bày tỏ
mong muốn giải quyết xong vấn đề quan sát viên vào tháng 3/2013. Lý do
dễ thấy về sự trì hoãn kết nạp các quan sát viên chính là vai trò của
các thành viên này. Điều này có vẻ như vai trò chỉ giới hạn ở mức nghe
và nhìn đối với 6 quan sát viên, trong khi các nước như Anh và Ba Lan có
truyền thống khá lâu với các hoạt động ở Bắc cực. Không quốc gia Bắc
cực nào cần thiết phải vội vàng mở rộng phạm vị của tổ chức này.
Mặc
dù rộ lên nhiều dự báo về sự tranh giành nguy hiểm các nguồn tài nguyên
Bắc cực nhưng chủ quyền với khu vực đã được xác định rõ ràng. Bắc cực
được xác định là cực đối lập với Nam cực, hiểu theo cả nghĩa bóng và
nghĩa đen. Đây không phải là vùng đất rộng lớn bị tranh chấp vây quanh
bởi đại dương. Đây là một đại dương cộng thêm một vài vùng đất gần như
hoàn toàn đã được phân định. Bắc cực không cần một hiệp định quốc tế
giống như Hệ thống Hiệp ước vùng Nam Cực.
Một
vài tranh cãi liên quan tới Bắc cực đang trở nên nóng bỏng: Về một vài
đảo đá nổi tại khu vực giữa Greenland và Canada; tranh chấp giữa Canada
và Mỹ về chủ quyền với tuyến hàng hải Tây-Bắc. Một tranh cãi lớn hơn tới
nay chưa diễn ra là vấn đề sở hữu thềm lục địa, điều này sẽ được các
nước giải quyết từng bước dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.
Tuy nhiên, tất cả các tranh cãi này chỉ xảy ra giữa các nước Bắc cực,
không có sự tham dự của các nước bên ngoài.
Các
thành viên cho rằng, Hội đồng Bắc cực đang hoạt động tốt vai trò của
nó. Được thành lập từ năm 1996, một phần để thúc đẩy hoạt động nghiên
cứu chung, tập trung vào các hoạt động như nghiên cứu về ô nhiễm, bảo
tồn hải sản và lập bản đồ. Năm ngoái, các thành viên đã lần đầu tiên ký
một thỏa thuận mang tính ràng buộc về hoạt động nghiên cứu và cứu hộ.
Thỏa thuận tiếp theo sẽ là giải quyết vấn đề dầu tràn.
Nga,
quốc gia gây ra sự quan ngại sâu sắc vào năm 2007 khi một tàu thám hiểm
Nga đã cắm cờ xuống đáy biển Bắc cực nhằm khẳng định chủ quyền Nga với
Bắc cực, hiện đang phát đi tín hiệu về sự thân thiện. Năm 2011, Nga đã
kết thúc những tranh cãi kéo dài với Na Uy khi đạt được một thỏa thuận
về biên giới hàng hải chung.
Tái
khẳng định sẽ giảm bớt các tranh cãi, các quốc gia Bắc cực đang nhận
thấy những lợi ích khổng lồ về nghiên cứu, kiểm soát và thăm dò năng
lượng là những lợi ích chung lớn hơn. Do vậy, các nước sẽ ngày càng phối
hợp chặt chẽ hơn trong các hoạt động thăm dò chung để tìm kiếm nguồn
năng lượng và tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau. Các tuyến đường hàng hải
ở Bắc cực được hình thành dễ dàng hơn với mối quan hệ ngày càng cải
thiện giữa các nước trong khu vực.
|