banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng tái tạo Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nhà máy điện kép gió và mặt trời
(www.phatminh.com) Sản xuất điện sinh thái thông qua điện mặt trời đặt trên mái nhà giờ đây đã khá phổ biến ở nhiều nơi. Nhưng khi trời đầy mây thì làm sao để có điện? Câu trả lời dường như thật đơn giản: thì dùng gió.

Đây chính là điều mà hãng Anerdgy của Thụy Sĩ đang theo đuổi - công nghệ này mang tên WindRail, cho phép chỉ cần một module nhưng có thể gặt hái cả năng lượng mặt trời lẫn năng lượng gió. 

Ông Sven Köhler, người sáng lập Anerdgy, đang có kế hoạch phát triển công nghệ WindRail trong năm nay để đến năm 2015 có thể đưa sản phẩm ra thị trường. Ông cam kết: Trong trường hợp thuận lợi nhất, mỗi năm chủ nhân toà nhà có thể khái thác điện 330 ngày; còn trong trường hợp xấu nhất, vẫn có thể khai thác điện ít nhất 220 ngày. 

Điều kiện tiên quyết để lắp đặt WindRail là mái nhà phải bằng và tương đối lớn. 

Cơ sở cho ý tưởng của Sven Köhler là: Ở rìa mái nhà, gió thổi mạnh nhất vì ngôi nhà cản gió sang hai bên, vì thế cánh quạt đặt tại vị trí này có hiệu quả tạo ra điện cao nhất. Các kỹ sư thuộc Đại học Basel đang tính toán kỹ về vị trí lắp đặt quạt gió lý tưởng ở hệ thống thử nghiệm, để từ đó tăng hiệu quả và độ an toàn cho WindRail khi gió thổi không đều.


 

Một module WindRail có diện tích 4 m2. Phần trên của module có tế bào quang điện, turbine gió được lắp đặt bên trong.

Ở những vùng ít gió như Thuỵ Sĩ thì sử dụng tấm quang điện là chính trong khi đó, đối với vùng phía bắc nước Đức thì quạt gió sẽ đóng góp chủ yếu trong việc sản xuất điện.

Một module chuẩn của Anerdgy có giá 2.000 Euro. Để tăng độ thẩm mĩ, phía trước, nơi có thể nhìn thấy thì sẽ được sơn mầu cho phù hợp với khung cảnh kiến trúc. 

Tuỳ theo số lượng module và điều kiện thời tiết mỗi vùng, WindRail có thể tạo ra từ 1.500 đến 3.500 kWh/năm. Trong điều kiện lý tưởng, thời gian khấu hao cho module là hai năm. Ngoài ra còn có chi phí về lắp đặt và đấu nối vào các thiết bị.

Tính toán cho thấy Anerdgy có thị trường tiềm năng trị giá khoảng 2 tỷ Euro ở 10 nước châu Âu. Cứ 100 nhà ở Thuỵ Sĩ thì có một nhà có thể lắp đặt WindRails. Ở các nước có nhiều gió như Đức hay Anh, tiềm năng lắp đặt thiết bị này còn lớn hơn. Các nhà kho, các trung tâm buôn bán là vị trí lý tưởng để lắp đặt các module điện kép này.


Bên cạnh hệ thống Anerdgy của Thuỵ Sĩ còn có hệ thống sản xuất điện trên mái nhà của Kurt Spiegelmacher thuộc trường Cao đẳng Kaiserslautern (Đức). Phương án của ông này là xây dựng những cấu trúc rất nhỏ trên mái nhà có thể tạo điện gió. Gió sẽ được thu gom trên một khoảng diện tích lớn và dẫn vào những turbine gió cực nhỏ để tạo ra điện. Nơi nào có nhiều gió thì với công nghệ này, cứ 100 m2 diện tích mái nhà mỗi ngày có thể tạo ra 50 kWh, có nghĩa là, sau ba ngày tạo ra đủ điện cho một tủ lạnh hoạt động trong một năm.

(Nguồn: Xuân Hoài, http://www.tiasang.com.vn - Tuần kinh tế (Đức) )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Tái tạo ánh sáng Mặt trời - cuộc cách mạng trong tương lai (1/4/2016)
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước (30/12/2015)
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo (16/12/2015)
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng (16/12/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam (17/3/2014)
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh (15/3/2014)
Sản xuất năng lượng điện từ tia hồng ngoại Trái Đất (12/3/2014)
Các nhà khoa học cải thiện pin tốt hơn (31/12/2013)
Bếp đun dùng năng lượng mặt trời (21/12/2013)
’Chai mặt trời’ thắp sáng tương lai (21/12/2013)
Graphen - Kỉ nguyên quang điện mới (21/12/2013)
Nhật xây dựng nhà máy điện gió ngoài khơi (21/12/2013)
Tái chế tàn dư thuốc lá (19/12/2013)
Những nguồn năng lượng bất ngờ cho tương lai (19/12/2013)
Tảo biển chính thức trở thành năng lượng xanh của tương lai (19/12/2013)
Điện gió: vẫn còn khó (19/12/2013)
Chuyển đổi phế thải rơm rạ thành nguồn năng lượng có giá trị (19/12/2013)
Chuẩn bị phương án công nghệ cho dự án ĐHN Ninh Thuận 1 (19/12/2013)
“Kim tự tháp quang điện” cung cấp 85% điện năng (19/12/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng
Bếp hoá khí sạch môi trường “Made in Vietnam”
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh
Nhà máy điện kép gió và mặt trời
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt