banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng hạt nhân Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân
(www.phatminh.com) Hôm nay 24/3, Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân lần thứ 3 sẽ khai mạc tại La Hay (Hà Lan). Mục đích của hội nghị là làm rõ tầm quan trọng của an ninh và không phổ biến hạt nhân trong cộng đồng quốc tế, cũng như đánh giá về các kết quả đã đạt được thời gian qua và tìm giải pháp bền vững liên quan đến an ninh và an toàn hạt nhân.

Mối đe dọa khủng bố hạt nhân

Hội nghị lần thứ nhất được tổ chức tại Washington (Mỹ) năm 2010 là một thành công với việc các nhà lãnh đạo cấp cao của các nước đã ngồi lại với nhau để trao đổi về vấn đề an ninh hạt nhân toàn cầu. Ở Hội nghị lần thứ 2 tại Seoul (Hàn Quốc), các nhà lãnh đạo cấp cao các nước đã thống nhất đưa ra các giải pháp định hướng hành động trong tuyên bố chung. Tuy nhiên, theo Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), từ năm 1992 đến 2013 đã phát hiện 2.363 trường hợp vận chuyển bất hợp pháp; lấy cắp hoặc mất trộm các vật liệu hạt nhân và vật liệu phóng xạ. Mặc dù đã có nhiều tiến triển trong lĩnh vực bảo vệ vật liệu hạt nhân và tăng cường chế độ an ninh hạt nhân toàn cầu, song mối đe dọa của khủng bố hạt nhân vẫn còn hiện hữu, các nhà máy điện hạt nhân vẫn là các mục tiêu của khủng bố cả ở châu Âu và Mỹ.

Hội nghị kéo dài 2 ngày, diễn ra trong bối cảnh các nước ngày càng coi trọng vai trò của cơ chế đa phương trong việc hoạch định và điều phối các hoạt động quốc tế nhằm đối phó với các thách thức toàn cầu trong đó có vấn đề khủng bố và phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, vũ khí hạt nhân…

Chuyển giao nhiên liệu hạt nhân – nỗi lo không chỉ riêng ai (Ảnh minh họa: theguardian.com)

Chuyển giao nhiên liệu hạt nhân – nỗi lo không chỉ riêng ai (Ảnh minh họa: theguardian.com)

Giảm uranium, tăng plutonium?

Theo tờ Foreign Policy, tại hội nghị lần này, các nước phương Tây sẽ thảo luận kêu gọi các nước kiềm chế xuống mức tối thiểu kho dự trữ plutonium, một loại nhiên liệu dùng chế bom nguyên tử từng tàn phá Nagasaki hồi tháng 8-1945. Tuy nhiên, lời kêu gọi có vẻ lạc lõng khi mà thực tế cho thấy một số cường quốc đang sản xuất và thậm chí xuất khẩu ồ ạt loại nhiên liệu này. Nhật Bản, Ấn Độ và Nga có kế hoạch xây dựng hệ thống năng lượng mới dựa trên các lò phản ứng plutonium. Pháp và Anh thì sản xuất plutonium dưới dạng hợp đồng mua bán với các nước khác. Riêng Ấn Độ, Pakistan và Israel thì sản xuất plutonium để sản xuất vũ khí, theo báo cáo của Ủy ban Quốc tế về vật liệu phân hạch năm 2013. Kết quả, trong khi kho nhiên liệu uranium toàn cầu đang được thu hẹp sau Chiến tranh lạnh thì kho nhiêu liệu plutonium lại đang phát triển. Ước tính, lượng nhiên liệu này có thể lên đến 490 tấn – về lý thuyết đủ để sản xuất hàng chục ngàn loại vũ khí. Chỉ cần 1 túi nặng khoảng 2,5kg chứa uranium làm giàu và một ít plutonium cỡ như quả bưởi cũng đủ để chế tạo một quả bom hạt nhân.

Dự kiến tại hội nghị thượng đỉnh lần này, một số nước sẽ công bố khả năng giảm nhiên liệu hạt nhân xuống tới mức nào hoặc sẽ chuyên giao vật liệu hạt nhân như thế nào… Vấn đề là làm sao đảm bảo sự minh bạch của các công bố đó.

Trong một diễn biến có liên quan, Bộ Ngoại giao Nga ngày 23-3 tuyên bố, Nga đã và đang hoàn thành nghĩa vụ quốc tế của mình đối với đảm bảo an ninh hạt nhân. Cụ thể, Nga đã tham gia tất cả các cơ chế quốc tế quan trọng trong lĩnh vực an ninh hạt nhân như: Công ước bảo vệ thực thể vật liệu hạt nhân, Công ước quốc tế về ngăn chặn các hành động khủng bố hạt nhân. Ngoài ra, Nga liên tục cải thiện các quy định quản lý, cập nhật các biện pháp bảo đảm an toàn, kiểm soát vật liệu hạt nhân cũng như điều tiết an ninh hạt nhân.

(Nguồn: Hạnh Chi/Sài Gòn Giải Phóng )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới (16/12/2015)
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015 (16/12/2015)
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống (4/4/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn (14/3/2014)
VN sẽ chọn công nghệ điện hạt nhân tiên tiến nhất  (24/8/2012)
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân (26/5/2012)
Điện hạt nhân được quan tâm tại VE Expo 2012 (18/5/2012)
Triều Tiên lại xây lò phản ứng nguyên tử (17/5/2012)
KEPCO ra thời gian biểu an toàn cho nhà máy điện (10/4/2012)
Rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân ở Pháp (7/4/2012)
Camera ”đo” mức độ nhiễm phóng xạ (2/4/2012)
Phóng xạ ở Fukushima 1 lên mức cực kỳ nguy hiểm (29/3/2012)
Nhật tìm cách giảm mức phóng xạ ở Fukushima (27/3/2012)
Giấc mơ hạt nhân dang dở của Philippines (15/2/2012)
Mỹ thí điểm điện hạt nhân  (13/2/2012)
Thủ tướng: ’Việt Nam quyết tâm làm điện nguyên tử’ (12/1/2012)
Lại rò rỉ nước phóng xạ tại nhà máy Fukushima 1 (12/1/2012)
Đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân tại Việt Nam (10/1/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt