banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng hạt nhân Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân ở Pháp
(phatminh.com) Ngày 5/4, hai vụ hỏa hoạn nhỏ đã gây ra rò rỉ phóng xạ ở nhà máy điện Penly của Pháp, trên eo biển Anh gần cảng Dieppe, nhưng lượng phóng xạ rò rỉ đã được thu thập trở lại vào hai bình chứa đặc biệt một cách an toàn, theo lời nhà chức trách.

Cơ quan vận hành nhà máy, EDF (Electricite de France), cho biết một lò phản ứng đã đóng tự động sau hai trận hỏa hoạn nhỏ nói trên.

Lính cứu hỏa đã dễ dàng dập tắt các đám cháy nhưng một máy bơm làm lạnh đã bị hỏng, gây ra rò rỉ nước có phóng xạ ở mối nối đường ống. Nước này sau đó đã được thu lại vào các bình đặt bên trong lò phản ứng, EDF cho biết.

Nhà máy điện hạt nhân Penly
Nhà máy điện hạt nhân Penly

Lò phản ứng tiếp tục được làm lạnh đúng cách và các đội xử lý chuyên nghiệp đang hạ dần áp lực nước, theo công ty này.

EDF nói toàn bộ quá trình trên diễn ra an toàn, không có ai bị thương và “không để lại hậu quả gì cho môi trường”.

Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ hỏa hoạn, nhưng Cơ quan an toàn hạt nhân Pháp (ASN) cho biết các lính cứu hỏa đã tìm thấy những vũng dầu cháy và đã dập tắt lửa ở đó.

“Có những vũng dầu cháy kích thước vài centimet”, người phát ngôn của ASN, Evangelia Petit, nói ngày thứ Sáu. ASN cũng cho biết mức độ báo động của sự cố này chỉ là cấp 1 (bất thường) trong bảy cấp quốc tế INES cho các tai nạn hạt nhân, với cấp 7 là “sự cố lớn”.

Pháp hiện sử dụng 75% nhu cầu điện từ hạt nhân và đây dự kiến sẽ là một chủ đề gây tranh cãi trong cuộc bầu cử tổng thống diễn ra vào tháng 4 và 5 sắp tới. Là nước phụ thuộc nhất vào năng lượng hạt nhân, Pháp hiện có 58 lò phản ứng đang vận hành, nhưng lo ngại đã gia tăng kể từ sau thảm họa Fukushima ở Nhật Bản cũng như tuyên bố từ nước láng giềng Đức sẽ đóng cửa tất cả các nhà máy hạt nhân vào cuối năm 2022.

(Nguồn: Vietnam+ )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới (16/12/2015)
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015 (16/12/2015)
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống (4/4/2014)
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân (25/3/2014)
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn (14/3/2014)
VN sẽ chọn công nghệ điện hạt nhân tiên tiến nhất  (24/8/2012)
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân (26/5/2012)
Điện hạt nhân được quan tâm tại VE Expo 2012 (18/5/2012)
Triều Tiên lại xây lò phản ứng nguyên tử (17/5/2012)
KEPCO ra thời gian biểu an toàn cho nhà máy điện (10/4/2012)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Camera ”đo” mức độ nhiễm phóng xạ (2/4/2012)
Phóng xạ ở Fukushima 1 lên mức cực kỳ nguy hiểm (29/3/2012)
Nhật tìm cách giảm mức phóng xạ ở Fukushima (27/3/2012)
Giấc mơ hạt nhân dang dở của Philippines (15/2/2012)
Mỹ thí điểm điện hạt nhân  (13/2/2012)
Thủ tướng: ’Việt Nam quyết tâm làm điện nguyên tử’ (12/1/2012)
Lại rò rỉ nước phóng xạ tại nhà máy Fukushima 1 (12/1/2012)
Đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân tại Việt Nam (10/1/2012)
Nga tăng cường an toàn nhà máy điện hạt nhân (30/12/2011)
Cần 40 năm để đóng nhà máy điện hạt nhân Nhật (22/12/2011)
Nhà máy điện hạt nhân vào năm 2014, nên chưa? (17/12/2011)
Chính thức đóng cửa nhà máy điện hạt nhân Fukushima (17/12/2011)
Chất phóng xạ từ Nhật ”chu du” khắp trái đất (17/12/2011)
Khỉ đo phóng xạ tại Nhật (14/12/2011)
Đã có kịch bản an toàn nhất cho nhà máy điện hạt nhân (13/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt