banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng hạt nhân Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
VN sẽ chọn công nghệ điện hạt nhân tiên tiến nhất
(www.phatminh.com) Thế giới: “điện hạt nhân (ĐHN) vẫn tiếp tục là một lựa chọn". Việt Nam: “lựa chọn công nghệ lò tiên tiến nhất, đã được kiểm chứng với hệ thống an toàn thụ động”.
Đến Việt Nam dự Hội thảo “Phát triển cơ sở hạ tầng điện hạt nhân”, trong tư cách Phó Tổng Giám đốc kiêm Vụ trưởng Vụ Năng lượng hạt nhân của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), ông Alexander Bychkov đã trình bày bản báo cáo đề cập nhiều vấn đề liên quan đến việc thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) ở Việt Nam.


 
 Phó Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế: "Thảm hoạ Fukushima sẽ làm chậm lại... nhưng không thể đảo ngược đà phát triển của điện hạt nhân". (Ảnh: Lê Văn).

Bức tranh ĐHN thế giới

Đáng chú ý là một số thông tin mới nhất và sự đánh giá của IAEA về tình hình ĐHN trên thế giới hiện nay sau sự cố nhà máy Fukushima ngày 11/3/2011.

Đến thời điểm này, trên toàn cầu có 435 tổ máy ĐHN đang hoạt động ở 31 quốc gia với công suất lắp đặt là 370 GWe, tức 370 Tỷ-Oát điện. Ngoài ra, có 62 tổ máy ĐHN đang được xây dựng và 2 tổ máy mới (Shin-Wolsong-1 và Shin-Kori-2) của Hàn Quốc vừa được hoà vào lưới điện ngay trong đầu năm 2012 này .

Đặc biệt sau sự cố ĐHN Fukushima (tháng 3/2011), Iran đưa nhà máy ĐHN đầu tiên vào vận hành thử (tháng 9/2011), UAE đổ mẻ bê tông xây dựng nhà máy đầu tiên, Belorus ký hiệp định liên chính phủ vào tháng 10/2011 và hợp đồng EPC vào tháng 7/2012 xây dựng nhà máy đầu tiên của mình. Việt Nam cũng được kể đến như là nước đã ký Hiệp định tín dụng cho nhà máy ở Ninh Thuận vào tháng 12 năm 2011.

Ông Phó TGĐ của IAEA đánh giá: sau thảm hoạ hạt nhân Fukushima “niềm tin của công chúng đã bị lung lay” nhưng “điện hạt nhân vẫn tiếp tục là một lựa chọn”.

Xu hướng không đảo ngược

Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới dự báo: “Thảm hoạ Fukushima sẽ làm chậm lại, hoặc trì hoãn, nhưng không thể đảo ngược đà phát triển của điện hạt nhân” trên thế giới. Riêng các quốc gia mới của “làng ĐHN” thực sự có ý định phát triển ĐHN vẫn “duy trì mối quan tâm của họ ở mức cao”.

Lý giải cho xu hướng “không thể đảo ngược” và “sự phục hưng của điện hạt nhân”, theo Phó Tổng Giám đốc Alexander Bychkov, “những động lực vẫn không thay đổi” của điện hạt nhân.

Đó là: Nhu cầu năng lượng toàn cầu tiếp tục tăng, trong lúc ĐHN mở rộng khả năng lựa chọn nguồn cung cấp điện năng. Sức ép về môi trường đang tăng lên, trong lúc ĐHN phát thải ít khí nhà kính. ĐHN góp phần vào an ninh năng lượng. ĐHN có chi phí phát điện ổn định và có khả năng dự báo trước nhờ vào chi phí nhiên liệu thấp.

Mặt khác, theo lời vị TGĐ Cơ quan IAEA, nhiều nước cho biết: sẽ nghiên cứu áp dụng các bài học rút ra từ sự cố Fukushima và chỉ một vài nước tạm ngừng phát triển điện hạt nhân để xem xét các bài học rút ra từ sự cố trên.

Vấn đề này cũng được đề cập trong báo cáo của GS. Akira Omoto đến từ Đại học Công nghệ Tokyo, Nhật Bản. Ông cho biết: Nước Nhật đang tiến hành những thay đổi về cơ quan pháp quy hạt nhân và cả nội dung các văn bản pháp quy, những thay đổi này dựa trên các kinh nghiệm đúc kết từ thảm hoạ đã qua.

Bài học Fukushima với VN

Tất cả những thông tin, ý kiến phân tích, bài học kinh nghiệm được trình bày trong các báo cáo nêu ở trên, hay, nói chung, trong tất cả các phát biểu và báo cáo của 5 diễn giả đến từ IAEA; từ Nga và Nhật đã giúp các đại diện của cơ quan quản lý và các chuyên gia Việt Nam nhìn rõ thêm bức tranh điện hạt nhân trên thế giới và xác định rõ hơn những việc cần tiến hành trong thực hiện dự án xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở nước ta.

Một đại diện của Tổng cục Năng lượng, Bộ Công Thương, ngoài những thông tin về bức tranh tổng thể của nền năng lượng và quá trình chuẩn bị xây dựng nhà máy ĐHN ở nước ta, đã nêu ra các bài học thiết thực và cần thiết nhất đối với Việt Nam.

Đó là, tăng cường an toàn chống lại các hiểm hoạ tự nhiên, trong đó có việc “Lựa chọn địa điểm tốt nhất cho xây dựng nhà máy (ĐHN)”.

Đó là, “Tăng giới hạn thiết kế nhà máy đối phó động đất và sóng thần”, đồng thời nhấn mạnh “lựa chọn công nghệ lò tiên tiến nhất, đã được kiểm chứng với hệ thống an toàn thụ động”.

Đó là, Xây dựng kế hoạch ứng phó sự cố các cấp từ thấp đến cao, từ cấp nhà máy, cấp tỉnh đến “cấp quốc gia”. Đó là, Cơ chế hợp lý cho việc lựa chọn nhà thầu chính.

Và đặc biệt, các đại biểu của hội thảo quan tâm đến một nội dung không thể thiếu trong thời đại hiện nay, hậu Fukushima – Minh bạch thông tin để tăng cường sự tin tưởng của công chúng.
(Nguồn: vietnamnet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới (16/12/2015)
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015 (16/12/2015)
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống (4/4/2014)
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân (25/3/2014)
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn (14/3/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân (26/5/2012)
Điện hạt nhân được quan tâm tại VE Expo 2012 (18/5/2012)
Triều Tiên lại xây lò phản ứng nguyên tử (17/5/2012)
KEPCO ra thời gian biểu an toàn cho nhà máy điện (10/4/2012)
Rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện hạt nhân ở Pháp (7/4/2012)
Camera ”đo” mức độ nhiễm phóng xạ (2/4/2012)
Phóng xạ ở Fukushima 1 lên mức cực kỳ nguy hiểm (29/3/2012)
Nhật tìm cách giảm mức phóng xạ ở Fukushima (27/3/2012)
Giấc mơ hạt nhân dang dở của Philippines (15/2/2012)
Mỹ thí điểm điện hạt nhân  (13/2/2012)
Thủ tướng: ’Việt Nam quyết tâm làm điện nguyên tử’ (12/1/2012)
Lại rò rỉ nước phóng xạ tại nhà máy Fukushima 1 (12/1/2012)
Đảm bảo an toàn, an ninh hạt nhân tại Việt Nam (10/1/2012)
Nga tăng cường an toàn nhà máy điện hạt nhân (30/12/2011)
Cần 40 năm để đóng nhà máy điện hạt nhân Nhật (22/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Triển vọng phát triển điện hạt nhân thế giới năm 2015
Nga xây dựng lò phản ứng hạt nhân lớn nhất thế giới
Tìm giải pháp bền vững cho an ninh hạt nhân
Nhật sẽ tái khởi động lò hạt nhân an toàn
Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong đời sống
Iran làm giàu uranium gần tới cấp độ sản xuất vũ khí hạt nhân
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt