banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ruồi ký sinh biến ong thành thây ma
(phatminh.com) Ngoài mối đe dọa từ vi rút và nấm độc, ong mật Bắc Mỹ còn gặp khắc tinh biến chúng thành xác chết biết bay.

Ong bị một con A.borealis tấn công
Ong bị một con A.borealis tấn công - (Ảnh: Univ. State San Francisco)

Các chuyên gia Đại học bang San Francisco (Mỹ) vừa công bố nghiên cứu một hiện tượng rùng rợn trong tự nhiên: ong mật bị ruồi ký sinh biến thành xác chết biết bay. Ngay sau khi tiếp cận ong mật, ruồi cái Apocephalus borealis tiêm trứng vào bụng nạn nhân. Ấu trùng ruồi sau khi ăn sạch phần cơ quan ở vùng ngực của ong sẽ đục khoét cơ thể sinh vật tội nghiệp này và chui ra ngoài. Quan sát trong phòng thí nghiệm, trong 7 ngày có đến 25 ấu trùng ruồi xuất hiện tại khu vực từ đầu đến ngực ong. Trên thực tế, không có hơn 13 ấu trùng sống sót cho đến khi kết liễu vật chủ. Nhưng đây vẫn chưa phải là phần ghê rợn nhất.

Trước khi ruồi khoét cơ thể ong chui ra, con ong bắt đầu hành động khác thường. Một con ong gần đến lúc chết thường ngồi yên một chỗ, nhưng những con chưa đến giai đoạn đó lại tỏ ra mất phương hướng và thường bò vòng tròn chứ không thể đứng dậy nổi. “Chúng cứ duỗi chân ra rồi té lăn quay", chuyên san PLoS One dẫn lời Andrew Core, đang học thạc sĩ ngành sinh học tại Đại học bang San Francisco. Core và đồng sự phát hiện hầu như chỉ các ong mật rời tổ kiếm ăn vào ban đêm mới bị nhiễm loại ký sinh trùng nguy hiểm trên. Đồng thời, ấu trùng ruồi trong các con ong gần chết ở sâu trong tổ ong, cho thấy A.borealis có thể sinh sôi nảy nở bên trong tổ và nhiều khả năng tấn công ong chúa đang mang thai. Bên cạnh đó, ong bị nhiễm thường rời tổ và tập trung gần ánh sáng, nhóm của Core vẫn chưa xác định được đó là hành động bắt buộc hay để bảo vệ bầy đàn trước nguy cơ lây nhiễm lan rộng.

Hiện nhóm nghiên cứu của Mỹ đã tìm thấy dấu hiệu của A.borealis tại 24 trong số 31 địa điểm tại vịnh San Francisco, cũng như các tổ ong nuôi ở bang California và South Dakota. Các cuộc kiểm tra về gene cho thấy một số ong và ruồi bị nhiễm bởi vi rút và nấm Nosema ceranae, thủ phạm trong diện tình nghi đã gây ra hội chứng rối loạn sụp đổ bầy đàn (CCD) khiến dân số ong sụt giảm trên diện rộng tại Bắc Mỹ. Các chuyên gia hy vọng sẽ sớm tìm được câu trả lời cho chứng rối loạn trên nếu tiến hành thêm các cuộc nghiên cứu mới.

(Nguồn: Thanh Niên )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Chất giúp uống rượu mà không bị say (11/1/2012)
Đôi mèo đột biến 54 ngón chân (11/1/2012)
Thiếu niên uống nhiều sữa không tốt (10/1/2012)
Tạo ra “ngáo ộp” lai giống khỉ (7/1/2012)
Ruồi giấm có ích cho khoa học vũ trụ (6/1/2012)
Tạo ra loài kiến giống quái vật (6/1/2012)
Nọc nhện mạnh và tốt hơn Viagra (6/1/2012)
Tại sao phải đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước (6/1/2012)
Phát hiện chấn động về 20 loài sinh vật lạ ở Nam Cực đời cách nhau 5 năm (6/1/2012)
Giải mã tình ca loài ếch (5/1/2012)
Tằm biến đổi gene nhả tơ siêu bền (4/1/2012)
Rắn ’có sừng’ ở châu Phi (4/1/2012)
Uống sữa có thể bị ung thư (4/1/2012)
Ong độc đốt người: Chết như chơi! (4/1/2012)
Có ít nhất 17 loại vi khuẩn gây hại trên khăn giấy sạch (3/1/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt