banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Ruồi giấm có ích cho khoa học vũ trụ
(phatminh.com) Mới đây các nhà khoa học Anh đã thêm ruồi giấm vào danh sách các sinh vật có đóng góp lớn cho khoa học. Chúng có thể giúp các phi hành gia giải quyết nhiều thánh thức trong hành trình khám phá vũ trụ.

Ruồi giấm có ích cho khoa học vũ trụ

Tạp chí Royal Society Interface đưa tin, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm trên ruồi giấm - loài côn trùng nhỏ thích vo ve xung quanh trái cây, rau nhằm mô phỏng môi trường trọng lực trong không gian. Trước năm 1997, một nhóm nghiên cứu cũng tiến hành thí nghiệm tương tự trên ếch, châu chấu và cá.

Richard Hill, tác giả nghiên cứu tại trường đại học Nottingham, Anh cho biết không gian vũ trụ được tạo bởi nam châm siêu dẫn lớn. Sử dụng ruồi giấm và nam châm siêu dẫn là phương pháp thí nghiệm tương đối rẻ và an toàn vì thí nghiệm được tiến hành từ mặt đất và không bị ảnh hưởng bởi trọng lực như khi bay vào không gian.

Ông cho biết thêm, những con ruồi bị tác động bởi nghịch từ do nam châm tạo ra. Chúng bay lơ lửng trong không trung và không chịu sự điều khiển nào.

"Nếu bạn có nam châm đủ lớn, nó có thể nâng một con người. Việc trôi nổi trên không xảy ra do các thực thể sống gồm hàng triệu hay hàng tỷ electron di chuyển quanh hạt nhân. Chúng bị thay đổi quỹ đạo khi gặp nam châm siêu mạnh, như trong thí nghiệm", ông Peter Main, một giáo sư vật lý giải thích.

Hill và nhóm nghiên cứu của ông theo dõi những con ruồi trong một khoảng thời gian. Họ bất ngờ khi thấy chúng di chuyển trong môi trường thí nghiệm giống khi di chuyển bên ngoài.

Họ cho rằng chúng làm được điều đó, có thể do chúng có khả năng di chuyển dễ dàng trong môi trường không trọng lượng hoặc chúng phản ứng nhầm lẫn giữa lên và xuống trong môi trường này.

Các nhà khoa học nhận định nghiên cứu này có thể được sử dụng để xem liệu con người và các loài sinh vật khác có thể phát triển, sinh sản và sống bình thường trong không gian hoặc trên các hành tinh khác.

(Nguồn: Khoa Học )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Tạo ra loài kiến giống quái vật (6/1/2012)
Nọc nhện mạnh và tốt hơn Viagra (6/1/2012)
Tại sao phải đậy nắp bồn cầu trước khi xả nước (6/1/2012)
Phát hiện chấn động về 20 loài sinh vật lạ ở Nam Cực đời cách nhau 5 năm (6/1/2012)
Giải mã tình ca loài ếch (5/1/2012)
Tằm biến đổi gene nhả tơ siêu bền (4/1/2012)
Rắn ’có sừng’ ở châu Phi (4/1/2012)
Uống sữa có thể bị ung thư (4/1/2012)
Ong độc đốt người: Chết như chơi! (4/1/2012)
Có ít nhất 17 loại vi khuẩn gây hại trên khăn giấy sạch (3/1/2012)
Những sự thật không ngờ về cá mập (3/1/2012)
Ăn nhiều cá, rau ngăn chặn lão hóa não (31/12/2011)
Tìm thấy cá không có mặt và óc (31/12/2011)
Phát hiện sự sống ở miệng núi lửa dưới Ấn Độ Dương (30/12/2011)
Phát hiện cơ chế ”đồng hồ sinh trưởng” ở cây cà chua (29/12/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt