banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những loài vật sắp biến mất trên Trái đất
(phatminh.com) Nhiều loài động vật trên Trái đất đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng và nếu như không có biện pháp bảo tồn, con người có thể không bao giờ nhìn thấy chúng nữa.

Dưới đây là những loài động vật được các nhà môi trường sếp vào danh sách đỏ theo danh sách của tờ Livescience:

1. Chuột chù voi

Afrotheria

Chuột chù voi mõm nhọn như vòi voi sống ở Tanzania, được ghi vào danh sách những con vật dễ bị tổn thương nhất vì hiện chúng chỉ còn sống ở hai vùng. Chúng thuộc về nhóm động vật có vú, gọi là Afrotheria, tiến hoá tại châu Phi trên 100 triệu năm về trước, có họ hàng với voi, bò biển… Chuột chù voi mới được đề cập đến sau khi người ta vô tình quay được một đoạn phim về nó vào năm 2005 tại núi Udzungwa thuộc Tanzania

2. Mèo bắt cá

Prionailurusviverrinus

Mèo bắt cá (Prionailurus viverrinus) là một tay bơi lội cừ khôi, chủ yếu sống tại vùng đất ngập nước như các vùng đầm lầy và vùng trồng đước ven biển. Hiện chúng được ghi vào danh sách những con vật có nguy cơ tuyệt chủng vì số lượng của chúng giảm nghiêm trọng tại châu Á. Nguy cơ tuyệt chủng của chúng là do con người đến làm ăn sinh sống, cải tạo nơi chúng cư trú thành đất nông nghiệp, vì nạn ô nhiễm, vì săn bắt chúng hoặc đánh cá quá mức, vì phá rừng, …

3. Hải cẩu Caspi

Pusa caspica

Hải cẩu Caspi (Pusa caspica) sống trong vùng biển Caspi, trèo lên những tăng băng trôi mùa đông làm nơi sinh đẻ và nuôi con. Số lượng quần thể của chúng đã giảm 90% trong 100 năm qua do bị săn bắt vì mục đích thương mại, thu hẹp nơi cư trú vủa chúng và nạn ô nhiễm.

4. Voi châu Phi

Loxodonta africana

Voi châu Phi (Loxodonta africana) sinh sống trên lãnh thổ của 37 nước cận Sahara thuộc châu Phi. Trên toàn lục địa này, quần thể voi châu Phi đã giảm 25% trong thời gian từ 1979 đến 2007. Nạn săn bắt để lấy ngà và thịt đẩy chúng đến tuyệt chủng.

5. Linh cẩu Iberia

Lynx pardinus

Linh cẩu Iberia (Lynx pardinus) có nguy cơ tuyệt chủng rất cao, tổng số cá thể chỉ còn 84 đến 143 con, sống tại Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Chúng bị giảm số lượng do không còn các con mồi chủ yếu của chúng là thỏ châu Âu (Oryctolagus cuniculus).

6. Chồn chân đen

Mustela nigripes

Chồn chân đen (Mustela nigripes) từ Bắc Mỹ không còn trong danh sách “Tuyệt chủng trong thiên nhiên” sau những cố gắng lớn thả lại những con bị bắt vào vùng cư trú của chúng. Loài này sống phụ thuộc vào loại thức ăn của chúng là dúi đồng (Cynomys ludovicianus), mà dúi đồng lại giảm số lượng nghiêm trọng trong thế kỷ 20.

7. Hươu David

Elaphurus davidianus

Hươu David (Elaphurus davidianus) được coi như loài “Tuyệt chủng trong thiên nhiên”. Tên của loài hươu này xuất xứ từ tên của nhà truyền giáo người Pháp là linh mục Armand David. Người ta cho rằng bầy hươu hoang dã cuối cùng đã bị săn bắt vào cuối thế kỷ 19. Sau này, vào năm 1980, người ta có bắt được vài con, gây giống và thả vào thiên nhiên những không coi là hươu hoang dã.

8. Quỷ Tasmania

Sarcophilus harrisii

Quỷ Tasmania (Sarcophilus harrisii) có kích thước một con chó con, chỉ tìm thấy ở hòn đảo Tasmania và là loại thú có túi ăn thịt lớn nhất. Trong 10 năm qua, số lượng của loài này giảm 60% do một loại bệnh ung thư truyền nhiễm cực kỳ nguy hiểm gọi là bệnh u mặt quỷ (Devil Facial Tumour Disease – DFTD)

9. Ngựa hoang

Equus ferus

Hiện tại chỉ còn 325 con ngựa hoang (Equus ferus) sống ở Mông Cổ. Trước đây nằm trong danh sách “Tuyệt chủng trong Thiên nhiên”, sau xếp hạng “Nguy cơ tuyệt chủng rất cao” sau những cố gắng thả vào thiên nhiên. Chúng bị mắc các bệnh do ngựa nuôi lan truyền.

(Nguồn: Theo VietNamNet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Biến thể virus mới có thể xoá sổ nhân loại (30/11/2011)
Trị ung thư không tác dụng phụ (28/11/2011)
Phát hiện vi khuẩn giúp các vết thương chóng lành  (28/11/2011)
Phong lan đầu tiên nở hoa về đêm (28/11/2011)
Phát hiện loài động vật mới tại Việt Nam (23/11/2011)
Loài phong lan hiếm nở vào đêm (23/11/2011)
Thử ADN giúp ngăn ngừa bệnh tật  (16/11/2011)
Khám phá bí mật “suối nguồn tươi trẻ” (15/11/2011)
25% động vật có vú đứng trước nguy cơ tuyệt chủng (15/11/2011)
Linh dương quý hiếm châu Phi có nguy cơ bị tuyệt chủng (15/11/2011)
Tìm thấy rắn dài nhất thế giới tại Nhật (6/11/2011)
Kỳ lạ rắn hai đầu ở Florida (4/11/2011)
Lần đầu tiên con người theo dõi kỳ lân biển huyền bí (4/11/2011)
Phát hiện được quần thể cây hạt trần quý hiếm (3/11/2011)
Phát hiện rắn dài nhất thế giới ở Nhật Bản (3/11/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt