Đây là lần đầu tiên trong 75 năm, sau khi chó sói Thylacinus (hay còn gọi là Tasmania)
bị tuyệt chủng vào năm 1936, một chi động vật có vú tiếp tục đối mặt
với nguy cơ biến mất hoàn toàn, trừ khi những nỗ lực bảo tồn được thực
hiện thành công.
Số lượng Hirola đã giảm
90% kể từ năm 1980 do việc săn bắn trái phép tràn lan. Trong cuộc khảo
sát mới nhất, chỉ còn 245 con phân bố rải rác ở các vùng đông bắc Kenya,
tây nam Somalia. Ước tính chỉ còn khoảng 400 con Hirola sinh sống ở
châu Phi.
Hirola, loài linh dương châu Phi cực quý hiếm đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Các nguyên nhân khác khiến số lượng
Hirola suy giảm một cách nhanh chóng có thể kể đến như hạn hán, săn bắn
thiếu kiểm soát, ô nhiễm môi trường…
Vài năm trước đây, Cộng đồng bảo tồn
Hirola, Ishaqbini (Kenya) đã dành một khu đất rộng khoảng 3.200 hecta để
bảo vệ Hirola, chủ yếu bằng việc theo dõi khu vực có bị xâm phạm hay
không và hạn chế vật nuôi ăn cỏ. Hầu hết những người chăn nuôi sống dọc
biên giới Kenya đều thân thiện với động vật hoang dã.
Bên cạnh đó, trong những năm qua, số
lượng Hirola đã giảm 15% vì bị các loài động vật ăn thịt khác tấn công.
Trước tình hình này, thị tộc Ishaqbini đang cho xây dựng hàng rào chống
động vật ăn thịt, rộng khoảng 2.400 hecta, nằm trong khu vực bảo tồn
Hirola.
Tim Tear, Giám đốc Ủy ban bảo tồn thiên nhiên châu Phi tỏ ra lạc quan: “Tôi
muốn ý thức bảo tồn động vật hoang dã sẽ phát triển ra các vùng lân
cận, đồng thời số lượng động vật sẽ được tăng lên. Thế hệ trẻ cần giáo
dục để chúng có thể sử dụng một cách khôn ngoan các nguồn tài nguyên
thiên nhiên trong tương lai. Mọi người nghe rất nhiều về tình trạng
tuyệt chủng, đặc biệt là ở châu Phi. Nếu tất cả cùng cố gắng, vẫn có hi
vọng cho Hirola".