banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Thiết bị đọc suy nghĩ
(phatminh.com) Dù đã được bao quanh bởi đủ loại máy móc hỗ trợ giao tiếp, nhà vật lý học nổi tiếng Stephen Hawking vẫn quyết định thử nghiệm iBrain, thiết bị đọc suy nghĩ thế hệ mới.

Được mắc vào dây đeo quanh đầu, iBrain là một phần của cuộc thí nghiệm nhằm cho phép tiến sĩ Hawking, người liệt toàn thân từ lâu do bệnh Lou Gehrig, có thể trao đổi với thế giới bên ngoài bằng sức mạnh của ý nghĩ. Đây là thế hệ thiết bị thần kinh và thuật toán mới, được sản xuất để theo dõi, chẩn đoán các tình trạng bệnh như ngừng thở khi ngủ, trầm cảm, tự kỷ. Là phát minh của hãng NeuroVigil, trụ sở tại San Diego, iBrain đặc biệt thu hút sự chú ý của giới chuyên gia như là một thiết bị thay thế tiềm năng cho những hệ thống máy móc đo đạc đắt tiền và tốn nhiều thời gian sử dụng. Theo báo The New York Times dẫn lời trưởng nhóm nghiên cứu là Philip Low, chuyên gia thần kinh 32 tuổi, thiết bị này cho phép thu thập dữ liệu trong các hoạt động hằng ngày mà không gây nhiều trở ngại cho bệnh nhân.

Nếu không sớm tìm ra cách, thế giới có thể không còn biết thêm được những ý tưởng thiên tài của Stephen Hawking
Nếu không sớm tìm ra cách, thế giới có thể không còn biết
thêm được những ý tưởng thiên tài của Stephen Hawking.

iBrain sử dụng một kênh duy nhất để ghi nhận tín hiệu sóng điện não, vốn thay đổi tùy theo các hoạt động và suy nghĩ khác nhau, hoặc xuất phát từ tình trạng bệnh lý học do rối loạn não bộ. Tuy nhiên, sóng thô rất khó đọc do chúng buộc phải chạy qua nhiều nếp gấp của não và đến sọ. Do vậy, tiến sĩ Low đưa ra thuật toán giúp giải mã được những sóng điện não này. Về cuộc thử nghiệm với sự tham gia của nhà vật lý học thiên thể Hawking, tiến sĩ Low giải thích, nhóm của ông hy vọng sẽ xác định liệu Hawking có thể sử dụng ý nghĩ nhằm tạo ra một khuôn mẫu nhất quán và lặp lại, để máy tính có thể diễn dịch thành từ ngữ hoặc một lệnh nào đó. Chẳng hạn như khi Hawking được yêu cầu tưởng tượng dùng tay phải siết quả bóng, dù trên thực tế không bộ phận nào trên cơ thể của chuyên gia này có thể cử động được, phần vỏ não vận động vẫn phát ra mệnh lệnh và tạo nên sóng điện não.

Tiến sĩ Low cho hay đã ghi nhận được một sự thay đổi khi yêu cầu Hawking nghĩ đến hành động vừa đề cập, nhờ vào thuật toán gọi là Spears. Những kết quả đầu tiên của nhóm nghiên cứu đã được thu hoạch vào thời điểm khả năng giao tiếp của tiến sĩ Hawking đang bị loại bỏ dần khi bệnh ngày càng nặng hơn. Nhà vật lý học 70 tuổi, chủ nhân của những tiền đề lý thuyết quan trọng trong vật lý hiện đại, hiện cần phải mất hơn vài phút để đưa ra những thông điệp đơn giản. Để tương tác với thế giới bên ngoài, ông dùng một cặp kính hồng ngoại thu thập những chuyển động co giật ở gò má và máy tính sẽ diễn dịch các cú giật này thành từ ngữ. Thiết bị dựng âm thanh sẽ phát ra tiếng nói máy tính của tiến sĩ Hawking. Hiện Intel đang phát triển phần mềm nhận dạng khuôn mặt mới, có thể theo dõi bất cứ những chuyển động nhẹ trên khuôn mặt để giúp ông trao đổi dễ dàng hơn.

NeuroVigil đang lên kế hoạch lặp lại cuộc thử nghiệm với nhiều đối tượng bị bệnh Lou Gehrig, cũng như các bệnh thoái hóa thần kinh khác. Tiến sĩ Low hy vọng sẽ sớm hoàn thiện thiết bị đọc ý nghĩa này để giúp được những người mắc bệnh, đặc biệt là nhà vật lý học sở hữu bộ óc ấn tượng Hawking, có thể kết nối lại được với cộng đồng xung quanh.

(Nguồn: TNO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Robot bơi trong mạch máu (9/4/2012)
Găng tay giúp người mù, điếc gửi và nhận tin nhắn (9/4/2012)
Găng tay giúp người mù, điếc gửi và nhận tin nhắn (9/4/2012)
Bàn chống động đất cứu người (9/4/2012)
Pin mặt trời mỏng hơn tơ nhện (9/4/2012)
Thiết bị theo dõi em bé (7/4/2012)
Kính nhìn xuyên sương mù (7/4/2012)
Chế tạo ra các tế bào năng lượng mặt trời siêu mỏng (6/4/2012)
Biến vỏ trứng thành chất dẻo (6/4/2012)
Thiết bị phát hiện các cơn động kinh (5/4/2012)
Tế bào quang điện mỏng hơn tơ nhện (5/4/2012)
Làm cơ bắp nhân tạo từ sợi tổng hợp (4/4/2012)
Cảm biến điện tử siêu nhỏ trên răng chẩn đoán bệnh (4/4/2012)
Thiết bị cảm biến mới nhạy cảm nhất thế giới (3/4/2012)
Máy bay 2 tầng trong tương lai được thiết kế loại bỏ tiếng nổ âm (3/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt