banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Phát minh khoa học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nước “khô” và những ứng dụng đặc sắc
(phatminh.com) Nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng các nhà khoa học Anh đã tạo thành công “nước khô”.

Theo tờ Telegraph, “nước khô” trông giống chất bột trắng. Mỗi hạt nước khô chứa đựng một giọt nước có lớp vỏ bọc là silic điôxít (hợp chất của silic dưới dạng sa thạch). Thực tế, 95% nước khô là nước “ẩm ướt”.

Mỗi hạt nước khô chứa đựng một giọt nước có lớp vỏ bọc là silic điôxít.

Mỗi hạt nước khô chứa đựng một giọt nước có lớp vỏ bọc là silic điôxít.

Các nhà khoa học tin rằng, nước khô có thể hữu dụng trong việc chống sự nóng lên toàn cầu bằng cách thấm hút và nhốt giữ cácbon điôxít (CO2) - chất gây hiệu ứng nhà kính. Các thí nghiệm cho thấy, nước “khô” có khả năng thấm hút CO2 cao gấp 3 lần nước thông thường.

Nước khô cũng có thể được sử dụng để trữ mêtan và tăng cường tiềm năng năng lượng của nguồn khí đốt tự nhiên.

Tiến sĩ Ben Carter từ Đại học Liverpool đã trình bày nghiên cứu của ông về nước khô tại đại hội toàn quốc lần thứ 240 của Hiệp hội Hóa học Mỹ ở Boston. Ông nhấn mạnh: “Không có thứ gì giống nó. Hy vọng rằng chúng ta có thể chứng kiến nước khô tạo ra những đột phá trong tương lai”.

Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Carter cũng trình diễn một ứng dụng khác của nước khô: làm chất xúc tác để thúc đẩy các phản ứng giữa hyđrô và axít maleic. Quá trình này cho ra sản phẩm là axít succinic – vật liệu thô chính được dùng rộng rãi để sản xuất thuốc, các thành phần thực phẩm và hàng tiêu dùng.

Thông thường, hyđrô và axít maleic cần phải được khuấy trộn với nhau để tạo thành axít succinic. Tuy nhiên, điều này không cần thiết nữa khi sử dụng các hạt nước khô chứa axít maleic, khiến quá trình trở nên thân thiện với môi trường hơn và tiết kiệm năng lượng hơn.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, công nghệ trên có thể ứng dụng để tạo các nhũ tương bột “khô”, hỗn hợp của 2 hoặc nhiều hơn các chất lỏng không hòa trộn được như dầu và nước. Các nhũ tương khô có thể khiến việc lưu trữ và vận chuyển những chất lỏng độc hại dễ dàng và an toàn hơn.

(Nguồn: VietNamNet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Xe bay TF-X được cấp phép thử nghiệm trên không phận Mỹ (30/12/2015)
Siêu lửa mặt trời thiêu rụi trái đất trong chớp mắt? (19/12/2015)
Những phát hiện khoa học nổi bật năm 2015 (16/12/2015)
Đã có thể nhận diện gương mặt bằng ADN, tội phạm chạy đâu cho thoát? (16/12/2015)
Điểm danh các phát minh “sống trọn” hàng thế kỷ (16/12/2015)
Những phát minh tình cờ đến khó tin nhưng vĩ đại (15/12/2015)
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng (27/8/2015)
Phát minh vật liệu giấy mới, khả năng thay thế được kim loại (27/8/2015)
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến (25/7/2015)
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật (23/7/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Máy giặt di động bỏ túi nặng 180g (26/3/2012)
Lắp kính thiên văn dưới đáy biển sâu 3,6km (4/2/2012)
Sách điện tử lật được trang như sách giấy (30/1/2012)
Phát hiện bất ngờ: Cá hồi không chỉ để ăn! (13/1/2012)
Khoáng chất ở Mặt Trăng tìm thấy nhiều ở Australia (6/1/2012)
Tinh vân màu hồng Omega (6/1/2012)
Phát minh tinh bột giúp phòng ngừa bệnh béo phì  (27/12/2011)
Tạo điện từ giấy vụn (20/12/2011)
“Giám sát” cơ thể bằng công nghệ cơ khí - sinh học (19/12/2011)
Sắp ra mắt máy bay không người lái chạy bằng gió (17/12/2011)
Loại radar có khả năng phát hiện tro bụi núi lửa (13/12/2011)
Bóng nổi để cứu người trong sóng thần (10/12/2011)
Robot hỗ trợ công nhân trong nhà máy điện hạt nhân (10/12/2011)
Radio chạy bằng nước đầu tiên trên thế giới (30/11/2011)
Rắn máy sục sạo trong nhà máy điện hạt nhân (30/11/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Phát minh mới: Sạc điện thoại bằng...nến
Đèn thông minh chạy bằng năng lượng “nước muối”, kiêm cả sạc dự phòng
Sắp có đại chiến robot giữa Mỹ và Nhật
Những phát minh ngớ ngẩn nhưng hái ra tiền
Kem đặc biệt giúp chống cúm
Siêu máy tính Watson đảm nhiệm vai trò đầu bếp
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt