banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tiểu hành tinh tạo bụi có thể chống biến đổi khí hậu trên Trái Đất
(www.phatminh.com) Các nhà khoa học ở Scotland đã đưa ra giải pháp tạo mây bụi bao quanh Trái Đất chắn bức xạ nhiệt từ Mặt Trời.

Để đối phó với hiện tượng nóng lên toàn cầu, các nhà khoa học ở Scotland đã đưa ra một giải pháp mới: một chiếc máy thổi mây bụi khổng lồ trong không gian thành 1 tiểu hành tinh bao quanh Trái Đất, hoạt động như một tấm lá chắn bảo vệ Trái Đất.

Có một sự thật không ai mong muốn đó chính là Trái Đất đang nóng lên và khí hậu đang thay đổi. Mặc dù con người muốn ngăn chặn hiện tượng này bằng các giảm nhiệt của khí thải nhà kính.

Các nhà khoa học đã đưa ra một số tranh luận hướng tới mục tiêu kiểm soát khí hậu Trái Đất với các dự án kỹ thuật quy mô lớn, được gọi là địa kỹ thuật.

Thay vì các giải pháp hướng đến các đại dương hay bầu khí quyển, một số nhà nghiên cứu đã đề xuất dự án địa kỹ thuật có thể tác động đến toàn bộ Trái Đất từ không gian.

Ví dụ như dự án giảm bức xạ nhiệt cuả Mặt Trời tác động đến Trái Đất xuống 1,7% có thể lấy lại cân bằng với việc nhiệt độ toàn cầu tăng 2 độ C. Ủy ban liên Chính phủ của Liên hiệp quốc về biến đối khí hậu (IPCC) đã lưu ý rằng nhiệt độ khí hậu toàn cầu có thể tăng từ 1,1 đến 6,4 độ C vào cuối thế kỷ này.

Màng bọc bảo vệ Trái Đất

Nhà nghiên cứu Russell Bewick tại Đại học Strathclyde ở Scothland cho hay: “Đôi khi con người đưa ra ý tưởng sẽ có một tấm chắn bao bọc Trái Đất, chặn hoàn toàn bức xạ nhiệt từ Mặt Trời.

Đây chắc chắn không phải là một lý thuyết mà là một thiết bị ở giữa Mặt Trời và Trái Đất với nguyên tắc hoạt động như một bộ lọc”.

Ông này cũng nói thêm: “Chúng tôi có thể cần thời gian để tìm một giải pháp lâu dài đối phó với vấn đề biến đổi khí hậu.

Đám mây bụi không phải là giải pháp lâu dài, nhưng nó có thể bù đắp lại những ảnh hưởng xẩu của biến đổi khí hậu trong một thời gian nhất định để cho phép các giải pháp lâu dài có hiệu lực”.

Hình minh hoạ đám mây bụi bao quanh Trái Đất chắn bức xạ nhiệt Mặt Trời
Hình minh hoạ đám mây bụi bao quanh Trái Đất chắn bức xạ nhiệt Mặt Trời

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Strathcltde tin rằng trên một tiểu hành tinh có kích thước phù hợp di chuyển ở một vị trí thích hợp sẽ thổi những đám mây bụi khổng lồ bao quanh Trái Đất.

Họ cũng cho rằng hành tinh nhỏ này sẽ tạo ra một lực hấp dẫn, do đó bụi phun ra sẽ được phân tán một cách có tổ chức trong không gian.

Trước đó từng có một ý tưởng đặt một chiếc gương khổng lồ trong không gian nhằm chắn bức xạ của Mặt trời đến Trái Đất, tuy nhiên ý tưởng này được xem là không thực tế bởi chi phí xây dựng gương khổng lồ này quá lớn.

Thay vì chờ một đám mây bụi tự nhiên xuất hiện trong không gian, các nhà khoa học đã đưa ra ý tưởng tự tạo một tiểu hành tinh có thể giữ thiết bị tạo mây bụi trong không gian làm giảm lượng nhiệt của Mặt Trời đến Trái Đất.

Ý tưởng được đưa ra sẽ đặt một tiểu hành tinh tại Lagrange L1, điểm mà lực hấp dẫn của Mặt Trời và Trái Đất triệt tiêu lẫn nhau. Vị trí này gấp 4 lần từ Trái Đất đến Mặt Trăng.

Ý tưởng sử dụng mây bụi làm lá chắn bức xạ nhiệt Mặt trời ảnh hưởng đến Trái Đất được cho là khả thi hơn.

Chi phí cho giải pháp này sẽ thấp hơn so với cách đặt gương trong không gian bởi bụi sẽ được phân tán thành lớp do lực hấp dẫn của Mặt Trời, Mặt Trăng và các hành tinh khác.

Thiết bị phun bụi là một chiếc xe tích hợp các nam châm điện có thể thổi vật chất sẵn có từ tiểu hành tinh mà nó được đặt. Thiết bị có thể thực hiện cùng lúc cả 2 nhiệm vụ như một tên lửa đẩy tiểu hành tinh đến điểm L1 và tạo màng bụi bao quanh, bảo vệ Trái Đất.

Các nhà nghiên cứu tính toán rằng tiểu hành tinh gần Trái Đất nhất, Ganymed 1036 có thể phun mây bụi đủ lớn để ngăn chặn 6,58% bức xạ nhiệt Mặt trời tác động đến Trái Đất, đủ để đối phó với xu hướng nóng lên toàn cầu hiện nay.

Trọng lượng cho một đám mây như vậy khoảng 5 triệu tỷ Kg và kéo dài khoảng 2600km. Ganymed có khối lượng khoảng 130 triệu tỷ Kg, tiểu hành tinh có kích thước khổng lồ này có thể khiến chúng ta liên tưởng đến những thảm hoạ, tuy nhiên nó được sử dụng để bảo vệ Trái Đất.

Thách thức

Thách thức biến ý tưởng này thành hiện thực là việc làm sao để đẩy tiểu hành tinh có kích thước lớn như Ganymed đến điểm L1.

Nhà khoa học Bewich tiết lộ: “Nghiên cứu đã tính toán rằng có thể điều khiển một tiểu hành tinh với khối lượng khoảng 500 nghìn kg vào năm 2025, nếu so sánh với khối lượng của Ganymed thì nó có vẻ không khả thi. Tuy nhiên, ít nhất thì giải pháp này cũng không dừng lại ở lý thuyết bởi chắc chắn rằng có thể điều khiển được tiểu hành tinh đến L1”.

An toàn cũng là mối quan tâm hàng đầu. Bewich cho biết: “Tiểu hành tinh là một mối đe doạ lớn đối với Trái Đất, do đó việc kiểm soát tiểu hành tinh là điều quan trọng nhất của ý tưởng này”.

“Những thách thức về kỹ thuật này chắc chắn sẽ gây nên nhiều tranh cãi về những rủi ro. Ngoài ra vẫn chưa có cách nào để kiểm soát đám mây bụi này hoạt động hiệu quả trước khi đưa vào hoạt động thực tế”, ông Bewich nói thêm.

Trên phạm vi toàn cầu, khó có thể có phương pháp nào có khả năng kiểm tra toàn diện đối với mô hình này, ngoại trừ hình thức pha loãng không khí, tuy nhiên hiện tại vẫn thiếu một số thử nghiệm quy mô lớn.

(Nguồn: khoa hoc )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Lần đầu tiên phát hiện hành tinh trong chòm sao (25/9/2012)
Giải mã khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời  (21/9/2012)
Phát hiện hai hành tinh thể khí quay quanh ngôi sao (17/9/2012)
NASA vừa phát hiện ra bí ẩn địa chất trên Sao Hỏa (17/9/2012)
Curiosity có thể đã đem vi khuẩn lên sao Hỏa (17/9/2012)
Cơ quan vũ trụ Nga báo lỗi các động cơ đẩy Briz-M (13/9/2012)
”Sao quỷ” xuất hiện trong tuần (12/9/2012)
Sao hỏa không ”hiếu khách” như người ta vẫn nghĩ (11/9/2012)
Sinh viên cho camera ”thăng thiên” để chụp ảnh địa cầu (11/9/2012)
Phát hiện ”siêu Trái đất” mới (10/9/2012)
Bàn chải đánh răng cứu trạm vũ trụ quốc tế (10/9/2012)
Sứ mệnh mới của tàu thăm dò Dawn (6/9/2012)
Phương tiện nào sẽ thay thế tàu con thoi NASA?  (6/9/2012)
Phát hiện đám mây hình “đuôi lợn” trên dải ngân hà (6/9/2012)
Sao Thổ biến đổi màu sắc theo mùa (4/9/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt