banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Khoa học Vũ trụ Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
"Sao quỷ" xuất hiện trong tuần
(www.phatminh.com) Trong tuần này, những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội ngắm “sao quỷ” Algol trên bầu trời.

Thuộc chòm sao Tráng Sĩ (Perseus), Algol được gọi là “sao quỷ” từ thời cổ đại. Tên gọi của sao Algol có nguồn gốc từ chữ al-ghul, nghĩa là “ma nữ” trong tiếng Arab. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, tên này không ám chỉ hoạt động của ngôi sao, mà liên quan tới cái đầu của con quỷ Gorgon Medusa trong thần thoại Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp, Medusa là nữ quỷ với cặp mắt có thể biến mọi sinh vật sống thành đá.

Algol là một trong những biến tinh (ngôi sao có độ sáng thay đổi) mà nhiều người biết nhất và cũng là biến tinh được phát hiện từ rất sớm. Đây là ví dụ điển hình của mô hình hai ngôi sao cùng quay quanh một tâm, với thời gian sáng và tối đan xen nhau đều đặn.

Hình minh họa sao Algol (màu xanh) và ngôi sao đồng hành với nó trong chòm sao Tráng Sĩ.
Hình minh họa sao Algol (màu xanh) và ngôi sao đồng hành với nó trong chòm sao Tráng Sĩ.

Thời gian để Algol thay đổi từ trạng thái sáng chói sang sáng mờ rồi trở lại độ sáng bình thường chỉ là gần 10 giờ. Người yêu thiên văn có thể quan sát toàn bộ hoạt động của ngôi sao này trong một đêm nếu gặp đúng dịp.

Người đầu tiên chú ý tới chu kỳ sáng tối của sao Algol là nhà thiên văn học sống ở thế kỷ 17 Geminiano Montanari ở thành phố Bologna (Italia), trang Space cho biết.

Tới năm 1667, giới thiên văn mới chỉ biết một biến tinh duy nhất. Đó là Mira, ngôi sao thuộc chòm sao Cá Voi (Cetus). Tuy nhiên, ánh sáng mà Mira phát ra thay đổi theo chu kỳ nhiều tháng, trong khi Algol biến đổi chỉ sau vài giờ. Đó có lẽ là lý do một số nhà thiên văn học thời đó rất chú ý tới phát hiện của Montarani.

Sự biến đổi độ sáng của Algol được tái phát hiện vào năm 1782 bởi John Goodgricke, nhà thiên văn học khiếm thính nghiệp dư người Anh. Googdrike quan sát ngôi sao một cách hệ thống và cuối cùng đã xác định được chu kỳ của nó. Cũng chính Goodricke đã đưa ra lời giải thích cho hiện tượng biến đổi này. Độ sáng của Mira thay đổi khi nó co lại và phình ra. Một thiên thể lớn có độ sáng thấp quay quanh Algol và thiên thể này chặn ánh sáng từ ngôi sao theo chu kỳ.

Algol cách trái đất khoảng 93 năm ánh sáng và có độ sáng gấp mặt trời 90 lần. Vật thể quay quanh, gọi là Algol B, tuy tối hơn Algol nhưng cũng sáng gấp ba lần mặt trời. Nếu quan sát từ trái đất, chúng ta có thể thấy hiện tượng Algol bị Algol B che lấp hoàn toàn (giống như nhật thực hay nguyệt thực) trong một khoảng thời gian.

Không chỉ thế, một vật thể khác là Algol C quay quanh cặp sao kia với khoảng cách lớn hơn theo chu kỳ 1,86 năm, nhưng không liên quan tới hiện tượng sao Algol B che lấp Algol.

Như đã nói ở trên, độ sáng của Algol biến đổi theo chu kỳ vài giờ. Qua nhiều năm, các nhà thiên văn học khẳng định chu kỳ của Algol chỉ sai lệch vài giây. Dù sự thay đổi đó không đáng kể, nhưng qua nhiều năm thì mức thay đổi tích tụ khiến chu kỳ của Algol đến sớm hoặc muộn hơn vài phút.

Thuộc chòm sao Tráng Sĩ (Perseus), Algol được gọi là “sao quỷ” từ thời cổ đại. Tên gọi của sao Algol có nguồn gốc từ chữ al-ghul, nghĩa là “ma nữ” trong tiếng Arab. Nhưng trái với suy nghĩ của nhiều người, tên này không ám chỉ hoạt động của ngôi sao, mà liên quan tới cái đầu của con quỷ Gorgon Medusa trong thần thoại Hy Lạp. Trong thần thoại Hy Lạp, Medusa là nữ quỷ với cặp mắt có thể biến mọi sinh vật sống thành đá.

Algol là một trong những biến tinh (ngôi sao có độ sáng thay đổi) mà nhiều người biết nhất và cũng là biến tinh được phát hiện từ rất sớm. Đây là ví dụ điển hình của mô hình hai ngôi sao cùng quay quanh một tâm, với thời gian sáng và tối đan xen nhau đều đặn.

Hình minh họa sao Algol (màu xanh) và ngôi sao đồng hành với nó trong chòm sao Tráng Sĩ.
Hình minh họa sao Algol (màu xanh) và ngôi sao đồng hành với nó trong chòm sao Tráng Sĩ.

Thời gian để Algol thay đổi từ trạng thái sáng chói sang sáng mờ rồi trở lại độ sáng bình thường chỉ là gần 10 giờ. Người yêu thiên văn có thể quan sát toàn bộ hoạt động của ngôi sao này trong một đêm nếu gặp đúng dịp.

Người đầu tiên chú ý tới chu kỳ sáng tối của sao Algol là nhà thiên văn học sống ở thế kỷ 17 Geminiano Montanari ở thành phố Bologna (Italia), trang Space cho biết.

Tới năm 1667, giới thiên văn mới chỉ biết một biến tinh duy nhất. Đó là Mira, ngôi sao thuộc chòm sao Cá Voi (Cetus). Tuy nhiên, ánh sáng mà Mira phát ra thay đổi theo chu kỳ nhiều tháng, trong khi Algol biến đổi chỉ sau vài giờ. Đó có lẽ là lý do một số nhà thiên văn học thời đó rất chú ý tới phát hiện của Montarani.

Sự biến đổi độ sáng của Algol được tái phát hiện vào năm 1782 bởi John Goodgricke, nhà thiên văn học khiếm thính nghiệp dư người Anh. Googdrike quan sát ngôi sao một cách hệ thống và cuối cùng đã xác định được chu kỳ của nó. Cũng chính Goodricke đã đưa ra lời giải thích cho hiện tượng biến đổi này. Độ sáng của Mira thay đổi khi nó co lại và phình ra. Một thiên thể lớn có độ sáng thấp quay quanh Algol và thiên thể này chặn ánh sáng từ ngôi sao theo chu kỳ.

Algol cách trái đất khoảng 93 năm ánh sáng và có độ sáng gấp mặt trời 90 lần. Vật thể quay quanh, gọi là Algol B, tuy tối hơn Algol nhưng cũng sáng gấp ba lần mặt trời. Nếu quan sát từ trái đất, chúng ta có thể thấy hiện tượng Algol bị Algol B che lấp hoàn toàn (giống như nhật thực hay nguyệt thực) trong một khoảng thời gian.

Không chỉ thế, một vật thể khác là Algol C quay quanh cặp sao kia với khoảng cách lớn hơn theo chu kỳ 1,86 năm, nhưng không liên quan tới hiện tượng sao Algol B che lấp Algol.

Như đã nói ở trên, độ sáng của Algol biến đổi theo chu kỳ vài giờ. Qua nhiều năm, các nhà thiên văn học khẳng định chu kỳ của Algol chỉ sai lệch vài giây. Dù sự thay đổi đó không đáng kể, nhưng qua nhiều năm thì mức thay đổi tích tụ khiến chu kỳ của Algol đến sớm hoặc muộn hơn vài phút.

(Nguồn: khoa học )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
99,99% có hành tinh thứ 9 trong hệ Mặt trời (1/4/2016)
Những bức ảnh thiên văn vũ trụ ấn tượng nhất năm 2015 (30/12/2015)
Bằng chứng về các vụ nổ hạt nhân xa xưa trên Sao Hỏa (28/12/2015)
Hy vọng mới cho loài người: Có một ”Trái đất thứ 3” ở cực gần Trái đất (19/12/2015)
’Hành tinh béo’ bị trục xuất khỏi hệ mặt trời (15/12/2015)
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc (17/7/2015)
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào? (16/7/2015)
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ (14/7/2015)
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất (12/6/2014)
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh (12/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Sao hỏa không ”hiếu khách” như người ta vẫn nghĩ (11/9/2012)
Sinh viên cho camera ”thăng thiên” để chụp ảnh địa cầu (11/9/2012)
Phát hiện ”siêu Trái đất” mới (10/9/2012)
Bàn chải đánh răng cứu trạm vũ trụ quốc tế (10/9/2012)
Sứ mệnh mới của tàu thăm dò Dawn (6/9/2012)
Phương tiện nào sẽ thay thế tàu con thoi NASA?  (6/9/2012)
Phát hiện đám mây hình “đuôi lợn” trên dải ngân hà (6/9/2012)
Sao Thổ biến đổi màu sắc theo mùa (4/9/2012)
Hoshide kết thúc chuyến đi bộ ngoài khoảng không (4/9/2012)
Lộ diện hình hài của ’thợ săn ngầm’ ACTUV  (31/8/2012)
NASA phóng hai vệ tinh để thăm dò vành đai bức xạ (31/8/2012)
Sắp có robot đào ”báu vật” sao Hỏa?  (30/8/2012)
Phát hiện đường trong vũ trụ (30/8/2012)
Phát hiện hành tinh  (29/8/2012)
Phi hành gia sẽ sống 1 năm trên trạm ISS? (29/8/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Con người sắp biến sao Hỏa thành thuộc địa?
NASA lập kế hoạch di cư loài người vào vũ trụ
Dự đoán được thời khắc tử vong của hành tinh
Bí ẩn Trái Đất được giải đáp qua sao Diêm Vương như thế nào?
Dùng laser truyền video từ ISS xuống mặt đất
Phát hiện hành tinh song sinh của sao Mộc
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt