banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Xã hội Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Sân golf “bức tử” hồ Xuân Hương
(phatminh.com) Hồ Xuân Hương, một danh thắng quốc gia ở Đà Lạt, đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã “bắt bệnh” nhưng vẫn chưa thể “bốc thuốc” chữa dứt bệnh cho hồ.
Từ đầu năm đến nay, nhiều du khách đến với thành phố hoa Đà Lạt (Lâm Đồng) phải lắc đầu ngao ngán bởi hồ Xuân Hương lại nổi bọt, đóng váng đặc quánh, bốc mùi hôi tanh nồng nặc rất khó chịu.

Thắng cảnh thành... “thảm cảnh”

Trước đó, đầu tháng 2.2012, người dân địa phương và du khách đã chứng kiến cảnh tượng chưa có tiền lệ: cá ở hồ Xuân Hương bỗng nhiên chết trắng hàng loạt dạt vào chân cầu Ông Đạo và khu vực nhà hàng Thanh Thủy. Mùi thối từ xác cá phân hủy kết hợp với mùi hôi tanh của tảo lam khiến thắng cảnh quốc gia hồ Xuân Hương trở thành “thảm cảnh” trong con mắt du khách.

Cá chết hàng loạt ở hồ Xuân Hương. (Ảnh: C.L)

Một công nhân chuyên vớt rác trên hồ Xuân Hương cho biết vào những ngày Đà Lạt nắng đều, lặng gió tảo lam bùng phát thành “dịch”, nổi đặc quánh cả mặt nước, kết thành từng tảng lớn dày tới hơn 1cm, nặng nhất là đoạn gần cầu Ông Đạo. Sau mỗi lần chèo thuyền ra gom rác vào những ngày có tảo lam nổi mạnh, về nhà anh thường bị đau đầu, ăn cơm mất ngon bởi phải ngửi quá nhiều mùi hôi tanh từ việc tảo lam phân hủy.

Điều đáng nói, những nguyên nhân gây ô nhiễm hồ Xuân Hương đã được một số cơ quan có trách nhiệm tại Lâm Đồng chỉ ra cách đây đã nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại đến nay vẫn chưa có cách chặn đứng những nguồn ô nhiễm này.  

Theo PGS.TS Lê Xuân Thám, Phó giám đốc Sở KH-CN tỉnh Lâm Đồng, không phải đến bây giờ mọi người mới chứng kiến cảnh tượng hồ Xuân Hương xuất hiện tảo lam đóng váng đặc quánh, bốc mùi hôi tanh. Thật ra, “căn bệnh” trên đã xuất hiện ở hồ Xuân Hương cả chục năm nay. Chính quyền tỉnh Lâm Đồng đã chi nhiều tỷ đồng cho các nhà khoa học “bốc thuốc” để điều trị dứt điểm “căn bệnh nan y” này nhưng hiệu quả đem lại không như mong đợi.

Bó tay với ô nhiễm?

Gần đây nhất, vào đầu năm 2010, Lâm Đồng quyết định tháo cạn nước hồ Xuân Hương để thay nước, tiến hành nạo vét lòng hồ, xây lại bờ kè, mở rộng cầu Ông Đạo, tổng kinh phí đầu tư gần 100 tỷ đồng. Cuối năm 2010, người dân địa phương và du khách vui mừng khi chứng kiến nước hồ Xuân Hương đã trong xanh trở lại sau gần 1 năm bị tháo cạn trơ đáy. Thế nhưng, chỉ vài tháng sau những mảng tảo lam khổng lồ lại lu lù xuất hiện trên mặt hồ Xuân Hương (đoạn gần cầu Ông Đạo) cùng mùi hôi tanh nồng nặc theo gió xộc lên khiến cho mọi người phải lắc đầu ngao ngán.


Công nhân đang thu vớt tảo xanh đặc quánh trên mặt hồ Xuân Hương. (Ảnh: Cửu Long)

Tại cuộc hội thảo “Tìm những giải pháp xử lý bền vững ô nhiễm hồ Xuân Hương” được UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức vào đầu tháng 4 vừa qua, các nhà khoa học đều thống nhất cho rằng nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước hồ Xuân Hương gây ra tình trạng phú dưỡng nước hồ khiến tảo lam xuất hiện ngày càng dày đặc, bốc mùi hôi tanh làm ảnh hưởng tới mỹ quan của hồ là do nguồn chất thải từ sân Golf Đà Lạt. PGS.TS Lê Xuân Thám cho biết sau khi sử dụng bảo vệ mặt cỏ sân golf, một khối lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích và phân bón không kịp tan ngấm xuống đất và theo nước mưa (hoặc nước tưới) chảy thẳng ra hồ Xuân Hương nên đã gây ra tình trạng phú dưỡng nguồn nước nghiêm trọng tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho tảo lam sinh trưởng.

Bên cạnh đó, một lượng chất thải nông nghiệm từ phía thượng nguồn có lưu vực đất canh tác rộng khoảng 2.800ha cũng theo dòng chảy đổ về hồ sau mỗi trận mưa làm cho hồ nước thơ mộng này trở thành nơi chứa đựng chất thải nông nghiệp chưa qua xử lý. Một nguyên nhân khác cũng góp phần làm hồ Xuân Hương ô nhiễm là phần lớn những mương nước thải chảy qua các khu dân cư chung quanh vẫn chưa được xử lý đã đổ thẳng vào hồ. Trong khi đó, một số lò giết mổ trên đường Phan Chu Trinh (cách hồ khoảng 2km) cũng đã đẩy chất thải ra hồ Xuân Hương qua đường mương nước. 

Sân Golf Đà Lạt tiếp giáp gần như toàn bộ phía Đông và Đông Bắc hồ Xuân Hương. Với diện tích rộng tới 65ha, quy mô 18 lỗ, mặt cỏ tại sân Golf đạt tiêu chuẩn quốc tế này đang được chăm sóc đặc biệt nên hằng năm đã sử dụng một khối lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật rất lớn. Theo báo cáo của CLB Golf Đà Lạt, tổng lượng phân bón các loại được sử dụng trong năm 2011 là 9.087kg. Ngoài ra, còn hàng trăm kg thuốc trừ sâu, chất kích thích cũng đã được đơn vị chủ quản sử dụng để chăm sóc, bảo vệ mặt cỏ sân Golf.

Cửu
(Nguồn: Báo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Bố nguy kịch, con trai nhờ cộng đồng mạng tìm lại người mẹ thất lạc suốt 8 năm qua (1/4/2016)
Nghẹt cứng’ người tụ tập nhìn và tiếc nuối cầu Ghềnh 110 tuổi đổ sập (21/3/2016)
Vụ nổ ở Hà Đông: Gia đình chủ ve chai gào khóc trong đám tang (21/3/2016)
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội (26/1/2016)
Sau 31/12, ai chưa đổi giấy phép lái xe nhựa sẽ bị phạt? (25/12/2015)
Hãi hùng thực phẩm bẩn được ”găm” lại để... chờ Tết (25/12/2015)
Khỉ ăn cắp xe bus rồi gây tai nạn liên hoàn trên đường phố (24/12/2015)
Sài Gòn: Quán cafe ôm miễn phí dành cho người cô đơn khi Giáng Sinh về (24/12/2015)
Người Hà Nội háo hức với màn tuyết rơi ở Công viên nước Hồ Tây (24/12/2015)
Vào nhà trộm xe máy còn tranh thủ rán trứng ăn cơm cho đỡ đói rồi ... trộm tiếp (24/12/2015)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Công bố danh sách những thực phẩm gây ung thư (23/4/2012)
Phụ nữ: Đối tượng chịu tác động ô nhiễm nhiều nhất (20/4/2012)
”Trẻ hóa” cây bưởi Năm Roi - tăng hiệu quả kinh tế  (14/4/2012)
Cung cấp thông tin cá nhân thật trên internet: Nhiều rủi ro! (13/4/2012)
Mối lo ”ăn gì bây giờ cũng sợ độc” (7/4/2012)
Sẽ có chế tài mạnh để xử lý những vi phạm gian lận (7/4/2012)
Sắp thanh tra chất lượng xăng dầu toàn quốc (29/3/2012)
Lương hưu sẽ tăng 26,5% (27/3/2012)
Các tỉnh ĐBSCL bị nước mặn xâm nhập sâu 70km (17/3/2012)
Những hình ảnh không thể quên trong thảm họa Nhật Bản (10/3/2012)
Người duy nhất sống ở đất chết gần Fukushima (10/3/2012)
Hà Nội đối mặt với nguy cơ ngập lụt (9/3/2012)
Sydney hứng trận mưa lớn nhất trong 100 năm qua (9/3/2012)
Thành phố ma hoang tàn gần Chernobyl (9/3/2012)
Thảm họa động đất/sóng thần Nhật: Nhìn lại những con số (9/3/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nghẹt cứng' người tụ tập nhìn và tiếc nuối cầu Ghềnh 110 tuổi đổ sập
Vụ nổ ở Hà Đông: Gia đình chủ ve chai gào khóc trong đám tang
Nghi can trốn truy nã giả danh nữ trung tá quân đội
5 lý do Samsung sẽ chuyển các nhà máy từ Trung Quốc về Việt Nam
Sau 31/12, ai chưa đổi giấy phép lái xe nhựa sẽ bị phạt?
Hãi hùng thực phẩm bẩn được "găm" lại để... chờ Tết
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt