GS.TS Đặng Kim
Chi, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: lực lượng lao động nữ ở
các làng nghề chiếm từ 45% - 90%, thậm chí có nơi chiếm tới 98% như làng
nghề Ngư Lộc (Thanh Hóa). Tuy nhiên, điều kiện lao động của chị em ở
các làng nghề lại rất ít được quan tâm, nhất là việc khám sức khỏe định
kỳ và thực hiện chế độ lao động nữ khi bị ốm đau, thai sản, an toàn lao
động, bảo hiểm… đều không có.
Phụ nữ: Đối tượng chịu tác động ô nhiễm nhiều nhất. (Ảnh minh họa)
Theo kết quả nghiên cứu trên, ở những nơi thiếu củi đun, thiếu nước ăn,
hoặc những nơi đất bị suy thoái do trồng trọt chăn nuôi quá mức, hay bị
xói mòn, sa mạc hoá thì cả nam giới và nữ giới đều phải thay đổi thói
quen ăn uống trong gia đình. Việc thiếu củi đun buộc các gia đình phải
chuyển sang ăn các loại thức ăn kém dinh dưỡng nhưng có thể ăn sống hoặc
nấu tái; thức ăn nấu tái dễ bị ngộ độc, hay ăn các thức ăn thừa để lại
trong điều kiện không có gì bảo quản dễ bị ôi thiu. Mặc dù những thay
đổi về dinh dưỡng ảnh hưởng đến cả gia đình, nhưng ở mức độ nào đó, phụ
nữ và em gái thường được ăn ít nhất và ăn sau cùng, vì vậy, họ lại là
người phải chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Đấy là chưa nói tới phụ nữ và trẻ
em còn có nguy cơ tiếp xúc cao với các chất ô nhiễm trong ngôi nhà của
mình, trong khi nam giới đi làm bên ngoài.
Việc tiếp xúc thường xuyên ở mức độ cao và lâu dài với khói (khí nấu ăn)
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người sử dụng (phụ nữ) nên ảnh hưởng đến sức
kháe sinh sản gây ra đẻ non, nhẹ cân hoặc tử vong sau khi sinh. Phụ nữ
khi tiếp xúc nhiều với thuốc bảo vệ thực vật, những chất độc hại trong
sản xuất nông nghiệp họ cũng có nguy cơ đẻ non, con chết yểu hoặc mắc
các bệnh nan y.
Hiện nay, Hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam đang thực hiện 11 loại mô
hình phụ nữ tự nguyện tham gia bảo vệ môi trường. Đó là các mô hình về
cung cấp nước sạch, bếp đun cải tiến tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ sức
khỏe cho vùng nông thôn, phân loại rác thải tại nguồn, xử lý rác thải,
xây dựng hầm biogas… Tuy nhiên, nguồn kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ
môi trường của Hội LHPN Việt Nam rất hạn hẹp cho nên việc mở rộng các
mô hình có hiệu quả chưa được nhiều.
|