(www.phatminh.com) Nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa cộng với cách làm bài thi khoa học: đúng – đủ – đẹp, đó là lời khuyên giúp thí sinh sắp bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT tới vượt qua dễ dàng 6 môn thi.
|
|
- Thạc sĩ Nguyễn Sơn Hà – Trường THPT Chuyên Đại học
Sư phạm Hà Nội cho biết, mặc dù trọng tâm kiến thức thi tốt nghiệp tập
trung ở chương trình lớp 12 nhưng phần lớn các bài toán THPT đều liên
quan đến việc rút gọn một biểu thức, giải phương trình và bất phương
trình bậc nhất, giải phương trình và bất phương trình bậc hai, giải hệ
phương trình, giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối, giải phương
trình chứa ẩn ở mẫu, giải phương trình vô tỉ, giải bất phương trình vô
tỉ, giải phương trình và bất phương trình tích. Học sinh cần phải nắm
vững các kiến thức, kĩ năng nói trên và một số kiến thức liên quan được
học ở các lớp 7, 8, 9, 10 như: quy tắc phá ngoặc, quy tắc nhân hai đa
thức, quy tắc chia đa thức cho đa thức (tình huống thường gặp là chia
tam thức bậc hai cho nhị thức bậc nhất), định lí về dấu của nhị thức bậc
nhất, định lí về dấu của tam thức bậc hai. Khi làm bài, học sinh cần
lưu ý tiêu chí 3 Đ: kết quả đúng, đủ ý, trình bày đẹp. Làm bài dễ để
củng cố tinh thần. Bài khảo sát và vẽ đồ thị hàm số là bài có sẵn quy
trình giải và luôn xuất hiện trong các kì thi tốt nghiệp THPT, học sinh
có thể làm ngay bài khảo sát trước. Nếu học sinh làm bài khó không ra
kết quả thì có thể mất tinh thần làm bài.
- Nội dung thi tốt nghiệp THPT bao gồm cả phần kiến thức (sách giáo
khoa 12) và kĩ năng (tính toán, vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ và bảng số
liệu, đọc Atlat). Theo thầy Lê Huy Hiếu – Giáo viên Địa lý Trường THPT
chuyên ĐHSP Hà Nội, cấu trúc đề thi môn Địa của Bộ GD&ĐT ban hành
phủ toàn bộ chương trình, nên tuyệt đối không học tủ, học lệch. Nên ôn
theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết, từ khái quát đến cụ thể. Đánh
dấu lại những ý, những câu, những từ, số liệu quan trọng để lần sau có
thể nhanh chóng tái hiện toàn bộ bài học. Nên hệ thống hoá kiến thức
bằng sơ đồ. Đối với từng bài, trước hết dựa vào các đề mục của bài, sau
đó phát triển các nhánh ý chính, ý phụ. Số liệu trong địa lí rất nhiều.
Nếu không thể nhớ chính xác các số liệu thì có thể nhớ gần đúng theo
kiểu khoảng, gần bằng, lớn hơn…. Nên dùng số liệu trong Atlat để đỡ phải
nhớ nhiều vì phần lớn số liệu sách giáo khoa có ở đây. Đặc biệt lưu ý,
ôn tập luôn gắn với Atlat địa lí Việt Nam vì đây là cuốn tài liệu quan
trọng được phép mang vào phòng thi tốt nghiệp.
- Thầy Phạm Gia Mạnh – Giáo viên Ngữ Văn trường THPT chuyên ĐHSP chia
sẻ kinh nghiệm: Với câu kiểm tra kiến thức cơ bản về văn học sử, về tác
gia, tác phẩm, cần thuộc kiến trong trong sách giáo khoa. Câu nghị luận
văn học thường chiếm 5 điểm trong bài thi, đây là loại bài đã được học
rất kỹ càng và thành thục. Với loại câu này, nếu chọn đề văn xuôi, khi
phân tích nhân vật, đừng sa vào kể lể và trình bày tính cách, hoặc số
phận của nhân vật mà quan tâm nhiều đến nghệ thuật xây dựng của tác giả:
từ cách dựng chân dung đến ngôn ngữ và hành động của nhân vật; hoàn
cảnh cụ thể nhà văn đặt nhân vật vào để bộc lộ tính cách và phẩm chất;
tư tưởng của tác giả cùng thành công của nhà văn ấy. Với đề bài phân
tích thơ nên chú ý đến: tính chỉnh thể nghệ thuật, cấu trúc tác phẩm
cùng sự hài hòa giữa hình thức và nội dung của tác phẩm; hoàn cảnh sáng
tác; phong cách nghệ thuật. Danh câu nghị luận xã hội, lưu ý, trước khi
bàn luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống xã hội
phải xác định được khái niệm hoặc phạm vi mà đề bài yêu cầu. Tránh những
lời hô hào suông, hoặc máy móc mà cần trình bày được quan điểm cá nhân
để bài văn thực sự mang dấu ấn riêng.
- Theo thầy Nguyễn Thành Công - GV Chuyên Sinh, trường THPT Chuyên
Đại học Sư phạm HN, nên sử dụng phương pháp sơ đồ hệ thống hóa kiến thức
kiểu bản đồ tư duy; vận dụng bài tập để hiểu lý thuyết. Khi làm bài,
nên làm câu dễ trước, làm câu khó sau và làm bài theo nhiều vòng, đừng
làm tuần tự từ đầu đến cuối. Lượt thứ nhất có thể trả lời nhanh được 50%
số câu hỏi tùy khả năng, lượt thứ 2 suy nghĩ để trả lời những câu còn
lại. Đừng mất quá nhiều thời gian cho một câu hỏi.
|
|
|
|
|
|