Đó là một những nội dung trong văn bản Hướng dẫn thi tốt nghiệp THPT
năm 2013 với những quy định cụ thể liên quan trực tiếp tới thí sinh vừa
được Bộ GD-ĐT ban hành. Bộ GD-ĐT cũng quy định rõ: “Các nhà trường có trách nhiệm xem xét điều
kiện dự thi của từng thí sinh, xác nhận tư cách thí sinh và quyết định
không cho phép thí sinh dự thi nếu không đủ điều kiện”
Nhưng lưu ý thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi năm trước do xếp
loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kì kiểm tra cuối năm
học tại trường phổ thông nơi thí sinh học lớp 12 hoặc nơi thí sinh đăng
ký dự thi. Tại kì kiểm tra này, thí sinh phải thi lại các môn học có
điểm trung bình dưới 5,0. Điểm bài kiểm tra lại sẽ thay thế cho điểm
trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm.
Chấm kiểm tra ít nhất 5% lượng bài thi
Ở khâu chấm thi năm nay, Bộ GD-ĐT cũng quy định chặt chẽ hơn. Trong
đó quy định cụ thể hơn quy trình chấm kiểm tra. Theo đó, mỗi môn thi ở
một hội đồng chấm thi sẽ được chấm kiểm tra ít nhất 5% lượng bài thi.
Lãnh đạo hội đồng chấm thi sẽ rút ngẫu nhiên một số bài thi đã chấm
hoặc chọn những túi bài thi có nghi vấn để chấm kiểm tra.
Kết quả chấm kiểm tra chỉ ghi vào phiếu cá nhân, không ghi điểm vào
bài thi của thí sinh là xem đây là cơ sở để đề xuất về những vấn đề cần
điều chỉnh đối với các tổ chấm thi, với giám khảo….
|
Những thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi do nghỉ quá 45 buổi học
trong các năm trước, nếu đủ điều kiện về học lực thì không cần xác nhận
kiểm tra học lực. Thí sinh tự do không đủ điều kiện dự thi các năm trước
do xếp loại yếu về hạnh kiểm trong năm học lớp 12 thì phải có xác nhận
của chính quyền cấp xã về phẩm chất đạo đức và việc chấp hành chính sách
pháp luật của Nhà nước, quy định về an ninh, trật tự của địa phương nơi
cư trú.
Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT cũng nêu rõ thí sinh tự do hệ THPT được phép
đăng ký dự thi tốt nghiệp theo chương trình giáo dục thường xuyên nhưng
không được hưởng quy định bảo lưu điểm thi (đã thi đạt năm trước) như
thí sinh tự do hệ giáo dục thường xuyên hoặc bổ túc THPT.
Bộ GD-ĐT chỉ đạo các nhà trường “phải có biện pháp tích cực giúp thí
sinh có đủ các loại giấy chứng nhận để hưởng cộng điểm khuyến khích và
chế độ ưu tiên (nếu có). Bản chứng thực của các hồ sơ liên quan là bản
photocopy được cơ quan công chứng xác nhận.
Về quy định thi môn thay thế, theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì các giám
đốc sở GD-ĐT có thẩm quyền xem xét, quyết định việc thi môn thay thế căn
cứ vào thực tế: Thí sinh không học hết chương trình THPT hiện hành
hoặc gặp khó khăn về điều kiện dạy học môn Ngoại ngữ (thiếu giáo viên
hoặc giáo viên chưa đạt chuẩn đào tạo, năng lực dạy học yếu, thực hiện
chương trình không liên tục, học sinh là người dân tộc thiểu số, khả
năng tiếp thu ngoại ngữ yếu, các điều kiện học ngoại ngữ chưa đáp ứng…)
* Ghép hội đồng thi giáo dục thường xuyên
Bộ GD-ĐT không bắt buộc các địa phương tổ chức xáo trộn học sinh các
trường thi theo cụm. Các địa phương phải chủ động sắp xếp học sinh dự
thi tại các hội đồng coi thi trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho việc
đi lại của thí sinh. Tuy nhiên, Bộ GD-ĐT không cho phép tổ chức hội
đồng coi thi độc lập cho riêng thí sinh học chương trình GD thường
xuyên. Thí sinh giáo dục thường xuyên phải thi ghép chung với thí sinh
học chương trình THPT nhưng sẽ được bố trí phòng thi riêng để thuận tiện
cho việc thi theo đề riêng.
Thí sinh được lập danh sách theo thứ tự môn thi Ngoại ngữ: Tiếng Anh,
Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, sau đó
tới môn thi thay thế và thí sinh giáo dục thường xuyên, theo thứ tự
a,b,c của tên thí sinh.
* Mọi thí sinh có quyền phúc khảo bài thi
Để tạo thuận lợi và đảm bảo công bằng cho thí sinh, Bộ GD-ĐT không giới
hạn đối tượng được đề nghị phúc khảo bài thi. Vì vậy, sau khi có kết
quả thi, thí sinh thấy cần phúc khảo bài thi của một môn hay tất cả các
môn có thể làm đơn xin phúc khảo gửi cho trường phổ thông, nơi thí sinh
nộp hồ sơ đăng ký dự thi.
Các trường phổ thông có trách nhiệm nhận đơn, lập danh sách đề nghị
phúc khảo bài thi trắc nghiệm và tự luận để gửi sở GD-ĐT. Giám đốc sở
GD-ĐT có thẩm quyền thành lập hội đồng chấm thi phúc khảo. |