banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Chuyện thi cử Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tốt nghiệp loại giỏi vẫn chật vật tìm việc
(www.phatminh.com) Sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng khá/giỏi hiện không hiếm. Theo lý thuyết, đối tượng này sẽ dễ dàng tìm cho mình một công việc thích hợp.
Tốt nghiệp loại giỏi vẫn chật vật tìm việc
Sở hữu tấm bằng loại khá, giỏi nhưng nhiều sinh viên mỏi mắt vẫn không tìm được việc làm. Ảnh: Lê Tuyết


Sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng khá/giỏi hiện không hiếm. Theo lý thuyết, đối tượng này sẽ dễ dàng tìm cho mình một công việc thích hợp.

Song thực tế, chính kỹ năng “ngoài tấm bằng ĐH” đã khiến cho nhiều tân cử nhân tốt nghiệp loại giỏi khi ra trường vẫn thất nghiệp. Bởi, tiêu chí của nhà tuyển dụng nhiều khi lại rất “xa lạ” so với những gì các bạn đã được trang bị. Thậm chí, có  những điều đơn giản đến mức SV không hề ngờ đến...

Đào Bích Diệp - tốt nghiệp loại giỏi khoa Marketing Trường ĐH Kinh tế quốc dân - đang làm việc cho một nhà sách sau một năm vất vả tìm việc. Hành trình tìm việc của Diệp khá gian nan: “Khởi nghiệp ở một Cty liên doanh, nhưng chỉ sau 2 tháng thấy công việc không phù hợp, Diệp quyết định nghỉ. Rời Cty thứ hai chỉ sau một tháng vì giám đốc thông báo tình hình khó khăn, ít việc làm. Đến Cty thứ 3 - là một Cty nhà nước - Diệp cũng chỉ làm trong 2 tháng vì theo cô, môi trường làm việc “chuối” quá... 

Còn với chỗ làm hiện nay, Diệp đã theo đuổi được 6 tháng. “Trường em nhiều SV tốt nghiệp khá giỏi, đặc biệt là các bạn ở những khoa “điểm” của trường như như kế toán, tài chính ngân hàng... rất nhiều bạn ra trường với tấm bằng giỏi. Em biết ít nhất 5 trường hợp ra trường cả năm vẫn chưa xin được việc. Thường thì các Cty nước ngoài đòi hỏi rất cao về kỹ năng, kinh nghiệm nên nhiều khi bọn em mới ra trường chưa đủ tự tin để xin vào. Các Cty vừa và nhỏ thì lại từ chối sinh viên tốt nghiệp loại giỏi vì họ ngại giỏi sẽ “chảnh”, đòi hỏi cao về mức lương, môi trường làm việc... mà Cty của họ không đáp ứng được. 

Thu Hà - một cựu SV Trường ĐH Kinh tế quốc dân - thì nhận xét rằng “bằng loại giỏi chỉ có giá trị khi xin việc vào các cơ quan nhà nước. “Nhiều cơ quan ưu ái, cộng điểm cho những người có bằng tốt nghiệp loại giỏi. Tuy nhiên, những cơ quan này cũng khó vào nếu chỉ có tấm bằng mà không có “quan hệ”. 

Hà nhớ như in ngay từ khi mới bước chân vào trường, khi tham dự một buổi  nói chuyện mà diễn giả là giám đốc một Cty khá tiếng tăm, vị này đã thẳng thắn cho biết Cty mình không thích tuyển dụng nhân viên tốt nghiệp từ ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Ngoại thương bằng SV tốt nghiệp Trường ĐH Thương mại, đơn giản vì “các SV Trường ĐH Thương mại biết mình đang ở vị trí nào”...  không “vơ đũa cả nắm” nhưng với nhận định của vị giám đốc này cũng cho thấy khuynh hướng “chảnh” của những tân cử nhân các trường “hot” cũng là một trong những nguyên nhân khiến con đường tìm đến việc làm của mình “gập ghềnh, khó khăn” hơn - một điều tưởng như phi lý nhưng lại rất thực tế - Hà kết luận.

Vì khuynh hướng tuyển dụng thay đổi

Theo một nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội), có tới 26,2% số cử nhân được khảo sát chưa hoặc không tìm được việc làm. Trong số này, có tới 58,2% không biết xin việc ở đâu, 42% còn lại cho hay bị nhà tuyển dụng từ chối do không đáp ứng được yêu cầu. TS Đào Thanh Trường - Phó GĐ Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách - cho biết: Ngay cả những cử nhân đã đi làm cũng gặp không ít thách thức, khi 61% nói mình thiếu kỹ năng làm việc, 42% thiếu kinh nghiệm và có tới 32% thiếu kiến thức chuyên môn.

Thời gian này tại các trường ĐH nhóm đầu như ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Ngoại thương TPHCM, ĐH Cần Thơ, ĐH Quốc gia HN... đang diễn ra chương trình “S.2013”. Theo mong đợi của BTC thì đây là chương trình tuyển chọn và tuyển dụng tài năng trẻ đồng thời kết hợp tuyển dụng thực tập viên cho một DN lớn. Theo đó,  SV được tuyển chọn sẽ có cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp tại một trong những môi trường làm việc được đánh giá là có tính sáng tạo và năng động. Tương tự chương trình này, một Cty đa quốc gia khác, nổi tiếng trong lĩnh vực hóa mỹ phẩm vẫn duy trì thường niên chương trình công khai tuyển dụng các chức danh, vị trí làm việc quan trọng... từ nhiều năm qua.  

Tuy nhiên, trong thực tế, để có được một vị trí làm việc ở những Cty này không dễ dàng gì, cho dù có tốt nghiệp khá giỏi. Bởi kiến thức chuyên môn (thể hiện ở bằng cấp) chỉ là một trong những tiêu chí tuyển dụng. Ngoài điểm số, ứng viên còn cần phải  thể hiện rất nhiều kỹ năng “mềm khác” như khả năng làm việc độc lập và làm việc nhóm tốt; có tố chất, tiềm năng lãnh đạo; tiếng Anh lưu loát và có khả năng sử dụng thành thạo vi tính văn phòng...”.  

Thay đổi định hướng đào tạo: Hướng tất yếu nhưng nhiều trường vẫn... ngại(!)

Nhìn lại mục tiêu của giáo dục ĐH cho thấy: Đến năm 2020, ít nhất 70% số SV được đào tạo theo định hướng thực hành. Với định hướng này, các nhà “lãnh đạo ngành giáo dục” cũng như đơn vị cung cấp nguồn lực lao động đã “ý thức và có những động thái tích cực để thay đổi định hướng đào tạo. Cũng qua thực tế cho thấy, một số trường ĐH khởi động triển khai chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng thay vì nghiên cứu hàn lâm. 

Chương trình này được đánh giá là có ưu điểm vượt trội về kiến thức thực tế, thực tập và ứng dụng, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy độc lập sáng tạo, nhạy bén và biết nắm cơ hội ngoài kiến thức chuyên môn như các chương trình truyền thống. SV chương trình này cũng được đánh giá là tích cực, năng động và tự tin hơn, khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp cũng cao hơn... 

Liệu định hướng này có thể nhân rộng và hiệu quả, khi: Vẫn biết nhiều ưu điểm nhưng việc nhân rộng các chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng thực sự rất khó khăn. Bởi, hiện có tới 6/8 trường thực hiện chương trình này tự coi mình là trường định hướng nghiên cứu(!?). 

GS Phạm Quang Trung - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội - lý giải: Học phí của chương trình đào tạo nghề nghiệp - ứng dụng cao gấp nhiều lần so những chương trình truyền thống, khiến sự lựa chọn của người học với chương trình này không cao. Đó là chưa kể đến việc các chương trình truyền thống chủ yếu học lý thuyết, đánh giá qua thi cử nên điểm số của SV cao hơn hẳn - yếu tố này cũng tác động đến tâm lý không ít SV.

Mục tiêu của giáo dục ĐH là đến năm 2020, ít nhất 70% số SV được đào tạo theo định hướng thực hành. Định hướng này được nhiều nhà tuyển dụng lao động nhận định là “hướng đi đúng đắn”,  trước thực trạng nhiều cử nhân tốt nghiệp loại khá, giỏi vẫn bị các nhà  tuyển dụng từ chối.

theo duydv
(Nguồn: laodong )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi THPT Quốc gia từ hôm nay! (1/4/2016)
Hà Nội sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT vào 2 ngày 16, 17 (16/6/2014)
Điểm thi tốt nghiệp THPT 2014: Nhiều điểm cao môn Xã hội (16/6/2014)
Nhiều tỉnh sắp công bố điểm thi tốt nghiệp THPT 2014 (16/6/2014)
Đề Hóa không khó, thí sinh tự tin giành điểm cao (3/6/2014)
Thí sinh mệt mỏi vì nắng nóng (3/6/2014)
Đề Toán vừa sức, thí sinh phấn khởi (3/6/2014)
Thí sinh 53 tuổi quyết tâm đi thi để lấy bằng tốt nghiệp (3/6/2014)
Phòng thi chỉ có 1 thí sinh! (3/6/2014)
Giàn khoan Trung Quốc làm nóng đề thi tốt nghiệp môn văn (2/6/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Công bố ngành tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét tuyển vào ĐH, CĐ 2013 (25/3/2013)
Sẽ thi công chức bằng trắc nghiệm trên máy tính (25/3/2013)
Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT (23/3/2013)
Trường đại học đầu tiên công bố điểm thi (18/7/2012)
Chấm thi ĐH 2012: Chưa xuất hiện nhiều điểm 10 (18/7/2012)
Thí sinh hào hứng với đề thi về Trường Sa, Hoàng Sa (10/7/2012)
Hơn nửa triệu thí sinh làm bài thi đại học đợt 2 (9/7/2012)
Sĩ tử nghèo đạp xe 300 km ra Hà Nội thi đại học (7/7/2012)
Bộ GD-ĐT lên tiếng về nghi vấn đáp án môn Toán sai (7/7/2012)
Sẵn sàng đón thí sinh đợt 2  (7/7/2012)
Điểm sàn khối A sẽ hơn 13 điểm (6/7/2012)
Xuất hiện đề Toán trước khi hết 2/3 thời gian làm bài (4/7/2012)
Hơn 600.000 thí sinh thi môn đầu tiên (4/7/2012)
Khoảng 500.000 thí sinh làm thủ tục thi đại học (3/7/2012)
Tiếp sức sĩ tử lai kinh  (2/7/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Hà Nội sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT vào 2 ngày 16, 17
Thí sinh mệt mỏi vì nắng nóng
Công bố 6 môn thi tốt nghiệp THPT
Điểm thi tốt nghiệp THPT 2014: Nhiều điểm cao môn Xã hội
Phòng thi chỉ có 1 thí sinh!
Sẽ thi công chức bằng trắc nghiệm trên máy tính
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt