banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng tái tạo Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tổng hợp điện năng từ cây xanh
(www.phatminh.com) Đại học và Trung tâm Nghiên cứu Wageningen (Hà Lan) vừa phát triển một công nghệ cho phép cải tạo những khu vực đầm lầy (ước tính chiếm khoảng 6% diện tích Trái đất) thành nguồn cung cấp năng lượng tái sinh hữu dụng.

Các nhà khoa học tin rằng công nghệ mới của họ có thể sử dụng để cung cấp điện cho các khu vực hẻo lánh.

Tổng hợp điện năng từ cây xanh

Không giống như khí sinh học (tạo ra bằng cách lên men các chất thải sinh học), hệ thống tổng hợp điện có tên Plant-Microbial Fuel Cell giúp tạo ra điện năng mà không hề ảnh hưởng tới tốc độ phát triển hay làm hại tới môi trường sống của cây xanh. Hệ thống này tận dụng tới 70% vật liệu hữu cơ được sản xuất thông qua quá trình quang hợp. Đây là những chất mà cây xanh không sử dụng tới và được thải xuống đất thông qua bộ rễ. Các chất thải này bị những vi khuẩn tự nhiên trong đất phá vỡ và giải phóng phế phẩm là các điện tử (electron). Bằng cách đặt thêm một điện cực gần chỗ các vi khuẩn hoạt động để hấp thu các electron, nhóm nghiên cứu có thể tạo ra điện.

Dù công nghệ Plant-Microbial Fuel Cell hiện chỉ tạo được 0,4 Watt điện/m2 đất có cây xanh che phủ, nhưng các chuyên gia khẳng định cách này vẫn tổng hợp nhiều điện hơn việc sản xuất nhiên liệu sinh học có nguồn gốc động thực vật (biomass - gồm trấu, mạc cưa, gỗ vụn, rơm rạ, phân súc vật…). Họ cũng tin tưởng trong tương lai, hệ thống này khi được hoàn thiện có thể tổng hợp điện năng với công suất khoảng 3,2 Watt điện/m2, nghĩa là một mái nhà có diện tích 100m2 phủ đầy cây xanh có thể cung cấp đủ điện năng cho một gia đình có mức tiêu thụ điện trung bình 2.800 kWh /năm.

(Nguồn: khoa học )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Tái tạo ánh sáng Mặt trời - cuộc cách mạng trong tương lai (1/4/2016)
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước (30/12/2015)
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo (16/12/2015)
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng (16/12/2015)
Nhà máy điện kép gió và mặt trời (26/3/2014)
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam (17/3/2014)
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh (15/3/2014)
Sản xuất năng lượng điện từ tia hồng ngoại Trái Đất (12/3/2014)
Các nhà khoa học cải thiện pin tốt hơn (31/12/2013)
Bếp đun dùng năng lượng mặt trời (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Thu quang năng theo hướng mặt trời (17/9/2012)
Anh: Nhiều việc làm nhờ… năng lượng tái tạo (27/4/2012)
Trung Mỹ thúc đẩy chính sách năng lượng tái tạo (25/4/2012)
Úc đẩy mạnh ngành năng lượng tái chế (21/4/2012)
Muốn phát triển năng lượng tái tạo phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý (26/3/2012)
Thế giới vào kỷ nguyên của năng lượng tái sinh (29/2/2012)
Australia đặt mục tiêu dùng 10% năng lượng tái tạo (28/12/2011)
Năng lượng tái tạo- Công nghệ và khả năng ứng dụng (23/12/2011)
Năng lượng tái sinh: Những chân trời mới (16/12/2011)
Năng lượng tái tạo – động lực phát triển của các quốc gia nghèo  (15/12/2011)
Hợp tác năng lượng tái tạo Indonesia-Trung Quốc  (15/12/2011)
Tìm cách sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam (5/12/2011)
Những đột phá công nghệ năng lượng tái tạo (5/12/2011)
Pin nhiên liệu, nguồn năng lượng thay thủy điện (28/11/2011)
Chế tạo vật liệu tự nhân bản (19/10/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng
Bếp hoá khí sạch môi trường “Made in Vietnam”
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh
Nhà máy điện kép gió và mặt trời
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt