banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Năng lượng > Năng lượng tái tạo Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tìm cách sử dụng năng lượng tái tạo ở Việt Nam
(phatminh.com) Các chuyên gia cùng nhiều người trẻ tụ họp để bàn về sử dụng năng lượng tái tạo nhằm đối phó nguy cơ cạn kiệt nhiên liệu hóa thạch.

Pin năng lượng mặt trời là sản phẩm năng lượng hiệu quả và tái tạo năng lượng. (Ảnh: Vũ Lê)
Pin năng lượng mặt trời là sản phẩm năng lượng
hiệu quả và tái tạo năng lượng. (Ảnh: Vũ Lê)

Theo đánh giá của các chuyên gia tại buổi tọa đàm "Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở Việt Nam" tổ chức cuối tuần qua, mức tiêu thụ năng lượng ngày càng gia tăng, trong khi nguồn năng lượng ngày càng cạn kiệt. Do đó năng lượng đang trở thành vấn đề quan tâm hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới.

Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện phó Viện Năng lượng nguyên tử quốc gia cho biết, mức tăng trưởng điện năng hàng năm ở Việt Nam là 13-14%, nhưng tăng trưởng kinh tế mới khoảng 6-7%. Như vậy, tốc độ tăng điện cao gấp đôi so với mức tăng kinh tế, còn ở các nước khác là ngang nhau.

"So với các nước trên thế giới, nước ta tiêu thụ 1kwh điện nhưng chỉ sản xuất ra hàng hóa trị giá 1 USD, còn Philipinnes làm ra 2 USD, Hàn Quốc 3 USD, Nhật Bản là 4 USD", giáo sư Hiển nói.

Theo ông Phạm Duy Hiển, trong điều kiện biến đổi khí hậu, Việt Nam cần có giải pháp sử dụng hiệu quả, trong đó có nguồn năng lượng mới và tái tạo. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này ở Việt Nam vẫn chưa được chú ý.

"Năng lượng tái tạo là nguồn năng lượng bền vững, vì thời gian tới năng lượng hóa thạch sẽ nhanh chóng bị cạn kiệt", ông Hiển nói.

Bà Nadia Charady, Giám đốc tổ chức Rosa Luxemburg Stiftung tại Hà Nội nói: “Sức ép về nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt khiến nhiều quốc gia phải tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế. Con người đã có thể khai thác các nguồn năng lượng sạch như gió, mặt trời, địa nhiệt, thuỷ triều và sinh khối. Ngoài việc tìm kiếm năng lượng thay thế, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là một giải pháp hiệu quả”.

Tham gia buổi tọa đàm có sự góp mặt của nhiều bạn trẻ. Ông Hoàng Đức Minh, giám đốc Chương trình nâng cao nhận thức về môi trường và biến đổi khí hậu (RAECP) cho biết, đây là cơ hội để các bạn trẻ nâng cao hiểu biết về các vấn đề năng lượng con người đang phải đối mặt, từ đó thúc đẩy hành động và đưa ra giải pháp để tiết kiệm năng lượng.

Việt Nam được đánh giá là quốc gia có khả năng tiềm tàng cho năng lượng tái tạo. Về bức xạ mặt trời, Việt Nam có đến 2.000 đến 2.500 giờ nắng/năm, với lượng bức xạ mặt trời 150 Cal/cm2/ năm. Về gió, khu vực miền Trung, hải đảo có tốc độ gió trung bình 4m/s ở độ cao 12m có thể lắp đặt các tuabin gió. Về điện địa nhiệt có hơn 300 nguồn nước khoáng nóng ở Tây Bắc và Trung bộ.

Buổi tọa đàm do Mạng lưới Thế Hệ Xanh Việt Nam hợp tác với Trung tâm Sống và Học tập vì Môi trường và Cộng đồng (Live & Learn) và Viện Rosa Luxemburg (Đức) tổ chức.

(Nguồn: Vnexpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Tái tạo ánh sáng Mặt trời - cuộc cách mạng trong tương lai (1/4/2016)
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước (30/12/2015)
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo (16/12/2015)
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng (16/12/2015)
Nhà máy điện kép gió và mặt trời (26/3/2014)
Chính sách và giải pháp thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo ở Việt Nam (17/3/2014)
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh (15/3/2014)
Sản xuất năng lượng điện từ tia hồng ngoại Trái Đất (12/3/2014)
Các nhà khoa học cải thiện pin tốt hơn (31/12/2013)
Bếp đun dùng năng lượng mặt trời (21/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Những đột phá công nghệ năng lượng tái tạo (5/12/2011)
Pin nhiên liệu, nguồn năng lượng thay thủy điện (28/11/2011)
Chế tạo vật liệu tự nhân bản (19/10/2011)
Sản xuất nhiên liệu máy bay từ khí thải công nghiệp (19/10/2011)
Biến sóng biển thành điện với hiệu suất 99% (14/10/2011)
Biến nước tiểu thành nhiên liệu tên lửa (11/10/2011)
Chuyển đổi CO2 thành nhiên liệu carbon (11/10/2011)
Cách tiếp cận mới để tạo ra điện từ ánh nắng mặt trời (11/10/2011)
Biến sóng biển thành điện với hiệu suất 99%  (11/10/2011)
Pin vi khuẩn tự sạc - nguồn cung hydrô dồi dào (28/9/2011)
Tua bin gió di động (20/9/2011)
Biến kính cửa sổ thành pin mặt trời  (6/9/2011)
Hải Quân Mỹ thử nghiệm hệ thống tự sinh năng lượng trên biển (24/8/2011)
Pin năng lượng mặt trời dạng dây nano (5/7/2011)
Nhiệt hạch - Nguồn năng lượng vô tận (5/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Hướng đến kỷ nguyên của năng lượng tái tạo
Trữ điện trong bóng khí sâu 55 mét dưới nước
GenShock - Công nghệ giảm xóc chủ động tái tạo năng lượng
Bếp hoá khí sạch môi trường “Made in Vietnam”
Cực quang Borealis chiếu sáng Vương quốc Anh
Nhà máy điện kép gió và mặt trời
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt