Theo LiveScience, các nhà khoa học đã biết được vì sao loài dơi
rất sợ nước và không bao giờ dám bay khi trời mưa. Họ đã tính toán thấy
rằng nếu bộ lông dơi bị ẩm ướt thì khi bay, chúng phải một năng lượng
nhiều gấp đôi khi bộ lông khô.
|
Khi bay dưới trời mưa dơi phải tiêu thụ một năng lượng gấp 20 lần khi nghỉ ngơi. |
Nếu như khi bay bình thường, dơi phải tiêu thụ một năng lượng gấp 10 lần
khi nghỉ ngơi thì khi bay dưới trời mưa, con số này sẽ tăng lên 20 lần.
Những kết luận nói trên rút ra nhờ một công trình nghiên cứu mới mà các
nhà sinh học tiến hành tại quần thể một loài dơi hoang dã sống ở Puerto
Rico. Họ bắt dơi, nhốt trong những lồng sắt và để đo đạc các chỉ số hoạt
động của chúng, họ phun nước làm mưa. Song họ cũng dùng camera ghi lại
quá trình bay của những con dơi dưới trời mưa thật để so sánh với các
thí nghiệm của mình.
Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, sở dĩ loài dơi phải “tiêu
hao”một năng lượng lớn hơn khi ướt lông là vì chúng phải huy động năng
lượng dữ trữ để tăng cường sự tuần hoàn máu và đốt cháy lớp mỡ dự trữ để
làm thân nhiệt nhằm sưởi khô lông.
Bộ lông ướt không hợp với quy luật của khí động học, khác hẳn bộ lông
khô. Song khối lượng nước bám trên bộ lông, làm trọng lượng của chúng
tăng lên dôi chút thì không có ảnh hưởng gì.
|