Nó do một số người nào đó rất hiểu về
các kiến thức máy tính nhưng thiếu đạo đức nghề nghiệp thiết lập ra.
Những người này hoặc là “đùa nghịch” để thể hiện “tài hoa” của mình,
hoặc là xuất phát từ những động cơ nào đó đã tạo ra các chương trình có
virut rồi truyền sang máy tính hoặc lưu giữ trong đĩa mềm. Khi máy tính
vận hành các chương trình này, trên màn hình máy tính sẽ xuất hiện các
hình ảnh hay chữ viết không bình thường, thậm chí có thể làm máy tính
ngừng hoạt động hoặc mất đi nhiều số liệu quan trọng, gây ra những tổn
thất không thể ước tính được.
Nơi bắt nguồn của virut máy tính là nước
Mỹ. Những năm 60 của thế kỷ 20, một số nhân viên nghiên cứu khoa học
của một công ty nào đó của Mỹ thường chơi “những trò chơi” do họ tự sáng
tạo ra ngoài giờ làm việc; mỗi người tạo ra một chương trình nhỏ rồi
truyền vào và vận hành trong máy tính để chúng đánh lẫn nhau nhằm huỷ
hoại chương trình của những người khác. Những chương trình này trên thực
tế chính là “hình mẫu bước đầu” của virut máy tính.
Virut máy tính đang lan ra khắp toàn cầu
với tốc độ truyền rất nhanh vượt ra ngoài dự tính của con người, đến
nay đã phát hiện ra vài trăm loại virut, Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Sau khi phát hiện ra virut máy tính không lâu vào tháng 04 năm 1984, nó
đã lan truyền nhanh chóng và lặng lẽ ra mọi nơi ở Trung Quốc; các loại
virut khá lưu hành có tới không dưới 10 loại, như: virut tiêu cầu, virut
đại ma, virut thứ 6 màu đen, virut Pakistan, virus 2 chấm, virut sát
thủ đĩa từ, virut sinh sôi điên cuồng, virut CIH…
Virut máy tính thường có những đặc điểm dưới đây:
1. Tính phá hoại: Nó có thể sửa đổi
chương trình bình thường, khả năng phá hoại chương trình thông thường
vốn có, thậm chí làm cho máy tính đưa ra những chẩn đoán sai, tổn thất
tạo ra thường vượt xa dự tính của con người. Ví dụ, ngày 03-11-1988, hệ
thống mạng Internet trong mạng lưới máy tính lớn nhất nước Mỹ đã bị các
virut tấn công khiến cho 6,200 máy loại nhỏ, trạm làm việc đều nhiễm
virut, tổn thất về kinh tế lên tới 92 triệu USD.
2. Tính truyền nhiễm: Các chương trình
có virut sẽ khôi phục lại trạng thái bình thường, khiến cho chúng cũng
bị nhiễm virut và không thể hoạt động bình thường. Nếu bạn dùng đĩa mềm
có nhiễm virut, máy tính của bạn sẽ bị các virut xâm hại. Nếu một đĩa
mềm không có virut mà sử dụng vào máy tính có virut thì đĩa mềm này cũng
sẽ bị nhiễm virut. Nếu một số máy tính liên kết với mạng, vậy chỉ cần
một chiếc có virut sẽ truyền sang các máy khác thông qua mạng.
3. Tính ẩn náu: Nó có thể ẩn trốn trong
các chương trình vài ngày, vài tuần, thậm chí là vài tháng, vài năm. Khi
có “điều kiện tiếp xúc”, như đến một thời gian dự định nào đó, một tài
liệu đặc biệt sẽ xuất hiện, nó giống như “quả bom hẹn giờ” gây ra nhiều
khó khăn và uy hiếp hơn đối với máy tính.
Vì vậy có thể dễ dàng nhận thấy rằng,
virut máy tính là một chương trình có tính phá hoại, nó truyền và lan ra
trong máy tính và giữa các máy tính với nhau. Con người đã mượn danh từ
“virut” trong vi sinh vật để gọi tên nó một cách hình tượng, nhưng nó
không truyền nhiễm sang cho con người. |