Khi đốt người, ong sử dụng đến một chiếc ngòi nhọn
ở phần dưới bụng của chúng. Phần gốc ngòi gắn liền với tuyến nọc độc.
Hễ chiếc ngòi nhọn đó cắm vào đâu là có nọc độc tràn vào. Bởi vậy khi
bị ong đốt, ta có cảm đau buốt.
Ngòi ong chính là vòi đẻ trứng của chúng biến
thành. Do đó, chỉ có ong cái mới có cơ quan này, còn ong đực thì không.
Tất cả những con ong thợ đều là ong cái (tuy chúng không sinh nở được).
Trong xã hội loài ong, con cái nhiều hơn con đực, và các chàng ong rất
ít khi bay ra khỏi tổ, nên chúng ta thường chạm trán loại ong đốt người.
Riêng với ong bắp cày, trong mùa xuân và mùa hè,
ong thợ xuất hiện nhiều ở ngoài tổ. Đến mùa thu, trời lạnh dần, con cái
ở tổ chuẩn bị chống rét cho mùa đông. Cũng vào thời điểm này, ong đực
bay đi tìm ong cái để giao phối duy trì nòi giống. Nên nếu có gặp
chúng, bạn sẽ chẳng hề hấn gì cả.
Như vậy, nói ong bắp cày không đốt người vào mùa
thu chẳng qua là chỉ những con ong đực không có khả năng đốt người.
Cách đơn giản để phân biệt hai giống là nhìn màu sắc phần đầu của
chúng: ong cái có màu vàng, ong đực là màu trắng. |