Su-27 là loại máy bay 2 động cơ độc lập, nó cũng là một trong những dự
án cuối cùng của Tập đoàn hàng không Sukhoi dưới thời Liên bang Xô Viết.
Su-27 là dòng máy bay tiên kích thế hệ thứ 4 của Xô Viết và là đối thủ
trực tiếp của thế hệ máy bay F-14 “TomCat”, F-15”Eagle” và thậm chí cả
F-18 “Hornet”.
Dựa trên nguyên mẫu Su-27, đã có một loạt các phiên bản nâng cấp và hiện
đại hóa của mẫu máy bay huyền thoại này được ra đời như Su-30 (mẫu máy
bay tiêm kích tấn công 2 chỗ ngồi được NATO định danh là “Flanker C”).
Su-30 là một trong những mẫu tiêm kích khá mạnh của Liên bang Nga, hoạt
động được trong mọi điều kiện thời tiết.
Ngoài ra, còn có một phiên bản hoạt động trên hàng không mẫu hạm là
Su-33 (NATO định danh là “Flanker D” với những thiết kế tương thích và
khả năng bay trên tàu sân bay. Su-33 có nhiệm vụ chính là đánh chặn và
bảo vệ hạm dội trên không. Tuy nhiên, hiện đại nhất phải kể đến dòng
Su-35 “Flanker E” được trang bị tối tân và hiện đại nhất trong các dòng
máy bay tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4++.
Bên cạnh đó, dựa trên mẫu Su-27, đã có một loại tiêm kích tấn công mặt
đất 2 chỗ ngồi song song ra đời là Su-34 “Fullback”. Đây là loại tiêm
kích tấn công mặt đất đáng sợ nhất hiện nay nhờ được trang bị vũ trang
khá mạnh, kết hợp khả năng bay linh hoạt và cơ động của nó.
Su-27 đang mở cánh hãm tốc độ trên không.
Lịch sử phát triển
Năm 1968, Liên bang Xô Viết đã bắt đầu để ý đến chương trình phát triển
các mẫu tiêm kích tấn công thế hệ thứ 4, để cạnh tranh với chương trình
“F-X” của Không lực Hoa Kỳ, mà sản phẩm đầu tiên là F-15 “Eagle”. Các cố
vấn quân sự đã đề cập khá nhiều vấn đề này với Tổng bí thư thứ nhất của
Liên bang Xô Viết là Leonid Brezhnev rằng:
“Với những công hiện đại như vậy được trang bị trên F-15, trong tương lai, Không lực Hoa Kỳ sẽ vượt mặt chúng ta trên bầu trời.”
Ngay sau đó, Leonid Brezhnev đã đưa vấn đề này ra trong các buổi họp nội
các Chính phủ và yêu cầu tăng mức chi cho quốc phòng nhằm hiện thực hóa
giấc mơ về một máy bay tiêm kích mới cho Quân đội Liên Bang Xô Viết.
Hội đồng bộ trưởng đã thông qua và cấp kinh phí thêm cho các dự án phục
vụ quốc phòng. Tổng tham mưu trưởng Không quân Liên bang Xô Viết đã ký
quyết định cho dự án máy bay tiêm kích thế hệ thứ 4 của Không quân Liên
bang Xô Viết. Đã có 3 nhà thầu được chọn là Antonov, Mikoyan (khá nổi
tiếng với các mẫu tiêm kích MiG) và cuối cùng là nhà thầu Sukhoi. Những
yêu cầu của Tổng tham mưu khá khắt khe như:
Su-27 thả pháo sáng đánh lừa tên lửa tầm nhiệt.
- Phải là một chiếc tiêm kích hoàn hảo với khả năng chiếm ưu thế trên không.
- Phải là một chiếc tiêm kích cơ động và linh hoạt nhất. Với tốc độ hoàn hảo, và yêu cầu phải là Mach 2+.
- Phải có đủ khả năng mang được các loại vũ trang hạng nặng và khả năng tấn công kinh hoàng lên đối phương.
Sau những yêu cầu như vậy thì các bản thiết kế của Antonov và Mikoyan
không được duyệt. Chỉ có thiết kế của Sukhoi là làm vừa lòng các lãnh
đạo Không quân Liên bang Xô Viết. Một lý do khác nữa là Sukhoi có những
dịch vụ bảo dưỡng và chính sách về tài chính nới lỏng rất hấp dẫn.
Su-30 “Flanker E”trên bầu trời Trường Sa Việt Nam.
Vì thế, tập đoàn hàng không Sukhoi đã được giao phát triển chương trình
Tiêm kích thế hệ thứ 4. Trước đó, đã có khá nhiều các mẫu tiêm kích ra
đời cũng là thế hệ thứ 4 nhưng về khả năng thì còn khá hạn chế. Điển
hình là Mig-29 của Mikoyan với 1 thiết kế khá ấn tượng và theo kiểu
LPFI.
Với những mẫu tiêm kích thế hệ thứ 4 và những yêu cầu về kỹ thuật đặt ra thì có 2 loại như sau:
- LPFI: loại thiên về kiểu dáng và trọng lượng. Những loại tiêm kích như
thế này không đáp ứng được về tầm hoạt động và vũ trang hạng nặng. Nó
có kích thước nhỏ và không phù hợp với những quốc gia rộng lớn như Nga.
- PTFI: loại thiên về khả năng tấn công, chiếm ưu thế và tầm hoạt động.
Tiêm kích loại này có kích thước lớn, tầm hoạt động từ 2.000m trở lên và
được trang bị khá nhiều loại vũ khí hạng nặng.
Cuối cùng thì Sukhoi đã lấy thiết kế kiểu dáng tương tự chiếc Mig-29
nhưng có một vài sửa đổi về khung và cánh máy bay. Kiểu dáng của Mig-29
khá nhỏ gọn và phù hợp để phát triển Su-27, tuy nhiên, chiếc Su-27 lớn
hơn chiếc Mig-29 nhiều để tăng cường tầm hoạt động của nó.
Giá treo bom đẫn đường của Su-27.
Thiết kế và kiểu dáng
Như đã nói, thiết kế của Su-27 về cơ bản là giống người anh em Mig-29,
tuy nhiên, nó được phát triển theo hướng PTFI. Su-27 được kì vòng trở
thành đối thủ xứng tầm của các chiếc F-X từ phía Hoa Kỳ và minh chứng là
những chiếc F-18 “Hornet” không thể nào đuổi kịp được Su-27 nhờ khả
năng nhanh nhẹn, linh hoat và cơ động bậc nhất của mình.
Mẫu đầu tiên của S-27 ra đời vào năm 1977 với tên gọi T-10, cất cánh lần
đầu tiên và ngày 20-5-1977. Mẫu T-10 được trang bị 2 động cơ phản lực
độc lập, tốc độ tối đa là Mach 2.5, có sải cánh dài và xiên 30 độ, cùng
với đó là cánh đuôi kép. Nhờ vậy, nó tăng tốc khá nhanh và đạt đến Mach
2.5 nhanh hơn 10 giây so với những đối thủ của mình. T-10 được NATO định
danh là “Flanker A”. Sau đó 1 năm, T-10S ra đời với khá nhiều nâng cấp
về hệ thống radar, hệ thống quan sát và hệ thống bay mới được Sukhoi
nghiên cứu phát triển. T-10S cất cánh lần đầu trên bầu trời Xô Viết vào
ngày 20-4-1978, một năm sau khi chiếc T-10 cất cánh.
Buồng lái của một chiếc Su-27.
Su-27 là chiếc máy bay tiêm kích đầu tiên được trang bị hệ thống
Fly-by-wire (FBW) do Sukhoi nghiên cứu và phát triển. Nó là một hệ thống
điều khiển máy bay thông qua các màn hình kỹ thuật số, qua đó giảm bớt
đi các nút điều khiển trên máy bay. Đồng thời FBW còn cung cấp 1 thiết
bị thủy lực ở 2 cánh chính, cánh tà và cánh đuôi. Khi các cánh này bị
tấn công, bị hở dầu do đạn hay mất khả năng điều khiển thì FBW sẽ tự
động ngắt hệ thống thủy lực ở vị trí bị sự cố, sau đó sẽ ổn định thăng
bằng cho chiếc tiêm kích và nó có thể duy trì độ cao trong 1 giờ đồng hồ
để hạ cánh an toàn. Đây là một trong những hệ thống mới khá hiện đại
được Liên bang Xô Viết phát triển. Hiện nay FBW được trang bị khá nhiều
trên các loại máy bay dân dụng và cả máy bay quân sự trên thế giới.
Su-27 là một trong những chiếc tiêm kích có sự linh hoạt, nhanh nhẹn và
cơ động mà hiếm chiếc tiêm kích nào của Hoa Kỳ có được. Theo tính toán,
khung và trần máy bay có thể chịu áp lực lên đến 10.000N tương đương với
1 chiếc xe đầu kéo hạng lớn. Do đó Su-27 có những động tác bay kỹ thuật
độc đáo mà không loại tiêm kích nào có thể trình diễn được.
Động tác bay Pugachev’s Cobra độc đáo
Một trong số đó là động tác Pugachev’s Cobra (Hổ mang Pugachev). Với
động tác này, trông Su-27 như một con rắn hổ mang đang chuẩn bị săn mồi.
Pugachev’s Cobra được phi công Viktor Pugachev, một trong những phi
công trình diễn kỹ thuật bậc thầy của Liên bang Xô Viết trình diễn lần
đầu trong triển lãm hàng không Paris 1989. Sau cuộc trinh diễn này,
người Mỹ đã phải lắc đầu ngán ngẩm khả năng quá ưu việt của Su-27.
Trước đó, năm 1981, đã có một chiếc Mig-29 vượt biên và lái đến Nhật.
Các kỹ sư Mỹ-Nhật đã mở tung chiếc tiêm kích và họ khám phá ra 1 bí mật
lớn: Động cơ và kỹ thuật chế tạo tiêm kích của người Nga vượt quá xa
người Mỹ. Đến Su-27 người Mỹ đã phải thán phục trước tài năng của người
Nga về máy bay. |