banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Giải pháp nâng cấp 'rồng lửa' 9K35 Việt Nam
(www.phatminh.com) Các chương trình nâng cấp “sát thủ” tầm thấp 9K35 Strela-10 do Nga thực hiện có thể phù hợp với Việt Nam.

Hệ thống tên lửa phòng không di động 9K35 Strela-10 (NATO định danh SA-13 Gopher) là thành phần quan trọng trong lưới lửa phòng không tầm thấp của Việt Nam.

Tương tự như các hệ thống tên lửa tầm trung S-125 hay tầm cao S-75, 9K35 Strela-10 phát triển theo công nghệ cũ nên thích nghi với chiến tranh hiện đại đòi hỏi cần phải có sự nâng cấp, cải tiến.

Tập đoàn Xuất khẩu Vũ khí nhà nước Nga Rosoboronexport đã giới thiệu 2 gói nâng cấp 9K35 Strela-10 với nhiều tính năng ưu việt đưa loại tên này đáng mặt là “sát thủ phòng không tầm thấp” hiện đại.

Giải pháp nâng cấp “rồng lửa” 9K35 Việt Nam
Việc nâng cấp 9K35 Strela-10 là điều cần thiết đáp ứng yêu cầu chiến tranh hiện đại. Trong ảnh là hệ thống 9K35 Strela-10 của bộ đội phòng không Việt Nam khai hỏa trong diễn tập.

9K35M4 Strela-10M4

Gói nâng cấp 9K35M4 Strela-10M4 được thiết kế để yểm trợ  cho các lực lượng  mặt đất trong hoạt động chiến đấu, hành quân cũng như chống lại các mối đe dọa đường không tầm thấp (gồm máy bay cánh bằng, tên lửa hành trình, trực thăng, UAV) bất kể ngày đêm.

Điểm nhấn của gói nâng cấp này là trang bị thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại (FLIR) được gắn phía trên ống phóng. Sự bổ sung thêm hệ thống FLIR cho phép Strela-10M4 tác chiến bất kể ngày đêm.

Hệ thống điện tử được nâng cấp đảm bảo khả năng tự động từ các bước phát hiện, tiếp nhận dữ liệu và chỉ thị mục tiêu.

Giải pháp nâng cấp “rồng lửa” 9K35 Việt Nam
Hệ thống tên lửa phòng không tầm thấp nâng cấp 9K35M4 Strela-10M4.

Strela-10M4 sử dụng đạn tên lửa 9M37M1 được trang bị máy lái tự động mới giúp kiểm soát chuyến bay hiệu quả hơn. Hoặc cũng có thể dùng tên lửa nâng cấp 9M333 với đầu đạn nặng hơn cho phép tăng phạm vi sát thương. Đầu đạn mới sử dụng ngòi nổ lade cận đích với 8 chùm tia cho phép tiêu diệt hiệu quả các mục tiêu rất nhỏ như tên lửa hành trình, UAV mini.

Tên lửa 9M333 sử dụng tới 3 kênh dẫn hướng cho phép nó “miễn nhiễm” với các biện pháp đối phó. Động cơ tên lửa cải tiến giúp duy trì hiệu suất và sự cơ động cho dù kích thước và trọng lượng có tăng đôi chút.

Cả hai loại đạn tên lửa dành cho Strela-10M4 đạt tầm bắn hiệu quả 5.000m, tầm cao 3.500m.

9K35A Gyurza Strela-10M

Tương tự 9K35M4 Strela-10M4, gói nâng cấp 9K35A Gyurza Strela-10M tập trung chủ yếu hướng trang bị thêm các khí tài trinh sát mục tiêu. Theo đó, Strela-10M trang bị thêm hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST L-136 hình cầu ở trên đỉnh giá phóng.

Phòng điều khiển được lắp đặt máy tính kỹ thuật số, màn  hình hiển thị LCD đa chức năng, đảm bảo khả năng chiến đấu bất kể ngày đêm.

Giải pháp nâng cấp “rồng lửa” 9K35 Việt Nam
Hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại IRST L-136 (dấu đỏ) trên đỉnh giá phóng 9K35A Gyurza Strela-10M.

Các tính năng của 9K35A Gyurza sau khi nâng cấp bao gồm:

- Tự động  phát hiện, bám bắt các mục tiêu đường không tầm thấp bất kể ngày đêm, mục tiêu ngoài tầm nhìn.

- Tự động lựa chọn và tấn công mục tiêu nguy hiểm nhất trong nhóm mục tiêu phát hiện được. Thời gian từ khi phát hiện mục tiêu đến khi phóng tên lửa chỉ mất 1,2 giây.

- Từ khởi động hệ thống, hiệu chỉnh góc nâng của giá phóng, phóng tên lửa, dẫn đường cho tên lửa đều được thực hiện trên nền tảng tự động hóa rất cao, giảm sự can thiệp của con người vào hệ thống.

- Việc quản lý chiến đấu từ xa thông qua một xe chỉ huy hoặc từ phòng điều khiển ở cách xe phóng tới 300m.

- Buồng điều khiển được trang bị các màn hình LCD đa chức năng hiển thị đầy đủ các thông số về mục tiêu, tình trạng của xe phóng giúp ê kíp chiến đấu  làm việc hiệu quả hơn.

Hiệu suất chiến đấu của hệ thống đảm bảo tương đương với Strela-10M4.

Strela-10M sử dụng đạn tên lửa 9M37M hoặc 9M333 với tầm bắn hiệu quả 5.000m và tầm cao 3.500m.

(Nguồn: Kiến Thức )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
11 loại vũ khí siêu ’độc’ của Mỹ (II) (30/5/2013)
Ấn Độ mở lại gói thầu mua 100 xe bọc thép (30/5/2013)
Năm 2025, Mỹ sẽ có vũ khí siêu vượt âm (30/5/2013)
Kho vũ khí ’đáng mơ ước’ của Mỹ (30/5/2013)
Tàu ngầm Mini - lời giải cho bài toán tác chiến biển Đông (30/5/2013)
Nga thử nghiệm hệ thống tác chiến điện tử mới (30/5/2013)
Ảnh độc: Không quân Nga dồn dập tập trận (30/5/2013)
Siêu tiêm kích MiG-31 của Nga bắt đầu trực chiến 24/24 (30/5/2013)
Khám phá trực thăng tấn công Ka-50 Black Shark của Không quân Nga (29/5/2013)
Sửng sốt với tên lửa tầm xa ALAS của Serbia (29/5/2013)
An-94: Mẫu súng siêu ’chảnh’ của Nga (29/5/2013)
'Ngỗng trời' của Hải quân Việt Nam cất cánh trên mặt nước (29/5/2013)
Quân đội Nga ’ồ ạt’ mua xe bọc thép mới (29/5/2013)
Áo tàng hình mới của F-35 dễ 'giặt' hơn áo cũ! (29/5/2013)
Không có chuyện Nga hủy hợp đồng bán S-300 cho Syria (29/5/2013)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt