Các nhà khoa học Nga đã chế tạo thành công tên lửa hành trình tốt nhất
thế giới – tên lửa được định danh là Kh-101/ Kh-102. Trong thời điểm
hiện nay tên lửa đã đạt được đẳng cấp cao nhất của phương tiện mang –
tên lửa hành trình. Đưa tên lửa vào biên chế cho lực lượng trực sẵn sàng
chiến đấu cho phép củng cố, tăng cường sức mạnh lực lượng hạt nhân
chiến lược Nga và trở thành cơ sở căn bản để duy trì sự cân bằng hạt
nhân, kể cả trong trường hợp kẻ thù khép chặt vòng vây quanh nước Nga
bằng những hệ thống phòng thủ tên lửa dày đặc.
Vào cuối những năm 1980-x, Nga bắt đầu phát triển tên lửa hành trình
siêu âm được phóng từ máy bay Kh-90, nhưng sau một số lần thử nghiệm,
chương trình bị đóng băng. Thay thế cho dự án Kh-90, Trung tâm thiết kế
thử nghiệm KB “Raduga” phát triển Kh-101 với độ chính xác cao. Tên lửa
có tính năng tương tự như tên lửa hành trình của Mỹ AGM-129 – tên lửa
hành trình tàng hình (công nghệ stealth), mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu
đạn nổ thường. Tháng 10 năm 1999, Quân đoàn không quân số 37 đã tiến
hành thử nghiệm các tên lửa hành trình lớp Kh-101, cùng với sự kiện này,
chính phủ Nga quyết định triển khai sản xuất hàng loạt tên lửa hành
trình lớp Kh-101/Kh-102.
Máy bay ném bom chiến lược TU-160 có thể mang theo 12 tên lửa Kh-101/Kh-102.
Các thông số kỹ chiến thuật:
Chiều dài - 7.6 m
Sải cánh - 4.4 m
Đường kính mặt cắt ngang (tính tròn) - 0.75 m.
Diện tích độ phản xạ hiệu dụng - 0.01 m2
Khối lượng cất cánh - 2200-2400 kg
Khối lượng đầu đạn - 400 kg
Tầm tấn công hiệu quả - 5000-5500 km
Tốc độ cao nhất max - 250-270 m/s
Tốc độ hành trình của tên lửa - 190-200 м/с
Độ cao hoạt động:
- Thấp nhất - 30-70 м
- Độ cao hành trình cao nhất - 6000 m
Độ chính xác tiếp cận mục tiêu:
Độ chính xác trung bình - 12-20 м
Độ chính xác thử nghiệm - 6-9 м (theo kết quả thử nghiệm, Báo Jane's)
Độ chính xác chiến lược - 100 m (tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, Báo Jane's)
Ước mơ ngàn đời của con người là gây tổn thất cho địch thù từ cự ly xa
để tránh tiếp xúc trực tiếp với kẻ thù, hoặc ít nhất là giảm thiểu
thương vong do đụng độ trực tiếp với chúng đã buộc các nhà chuyên môn
phải nghiên cứu, sáng tạo và đối mới các loại vũ khí. Từ những hòn đá,
những mũi tên, những ngọn giáo sau hàng ngàn năm sáng tạo và đổi mới,
nhân loại không hề nhận thấy đã chuyển sang tên lửa đạn đạo xuyên lục
địa và tên lửa hành trình. Song hành với các vũ khí tiến công, các
phương tiện, khí tài phòng thủ trước nhưng nguy cơ đe dọa mới xuất hiện
cũng song song cùng hoàn thiện.
Được phát triển bởi các nhà khoa học Xô viết và nay là các nhà khoa học
Nga, tên lửa hành trình, có thể nói không quá là tốt nhất thế giới, đã
được thiết kế và chế tạo thành công. Trong thời điểm hiện tại tên lửa là
cấp độ phát triển cao nhất của loại vũ khí trang bị này - tên lửa hành
trình chiến lược mới Kh-101/Kh-102. Ở tên lửa lớp Kh 101 các nhà khoa
học đã kết hợp được một cách lý tưởng các tính năng kỹ chiến thuật về độ
chính xác, cự ly bay với sức công phá cao và tính đa nhiệm (Tên lửa
Kh-101 là tên lửa mang đầu đạn thông thường, còn Kh-102 được lắp đầu đạn
hạt nhân). Các công trình nghiên cứu phát triển tên lửa được bắt đầu
thực hiện từ năm 1984, những chỉ sau 11 năm nguyên mẫu tên lửa mới được
chế tạo, bắt đầu thử nghiệm và tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện.
Theo một số nguồn tin, tầm bay hành trình lớn nhất của tên lửa vào
khoảng 5.500 đến 10.000km. Những nguồn tin khác cho biết tên lửa có thể
bay liên tục 10 giờ với tốc độ hành trình rất cao, điều này cho phép nó
tiêu diệt những mục tiêu ở cự ly tấn công đến 7.000 km. Sự khác nhau
trong những số liệu được công bố là do tiến trình hoàn thiện công nghệ
đang tiếp diễn và những thông tin cụ thể về nguyên mẫu tên lửa này từ
các nhà sản xuất và chế tạo rất hạn chế.
Tên lửa hành trình Kh - 101 có trọng lượng lớn hơn trọng lượng của các
thế hệ tên lửa hành trình thế hệ cũ – lớn gấp gần 2 lần so với Kh-55. Nó
nặng từ 2.200-2.400 kg, còn đầu đạn nặng 400 kg. Trái tim của tên lửa
là động cơ hành trình phản lực với động cơ phóng nhiên liệu rắn
RD-95TM-300, cho lực đẩy là 360 kgf, hoặc 500 kgf. Ban đầu dự kiến tên
lửa được lắp đặt động cơ turbin cánh quạt phản lực đẩy gồm 2 động cơ
đồng trục, mỗi động cơ có 3 bộ cánh, quay ngược chiều nhau. Nhưng vào
giữa thập niên 1990 để tiết kiệm kinh phí thiết kế và chế tạo, các kỹ sư
thiết kế đã quyết định ngừng nghiên cứu động cơ mới và quay về ý tưởng
sử dụng động cơ phản lực mạnh hơn.
Vỏ tên lửa giống như một máy bay tầm thấp nhưng có mặt cắt ngang bẹt
sang hai bên và các mặt phằng sườn máy bay. Hình dạng thiết kế theo công
nghệ stealth làm giảm độ phản xạ hiệu dụng của thân tên lửa (diện tích
mặt phẳng ngẫu nhiên nằm trên hướng chiếu xạ của các tia radio tới vị
trí của mục tiêu. Xung phản xạ ngược lại tạo ra ở đầu thu anten của đài
radar có mật độ công suất chính xác như sóng radar đập vào mục tiêu tạo
ra). Độ phản xạ hiệu dụng của tên lửa hành trính Kh-101, Kh -102 khoảng
gần 0,01 m2 . Hình dáng thiết kế vỏ tên lửa kiểu này cũng đáp ứng yêu
cầu lắp đặt giá treo tên lửa một cách hợp lý ở khoang bom của máy bay,
bởi nếu kích thước tăng lên thì phải tiếp tục nâng cấp các phương tiện
mang.
Độ chính xác thì tên lửa hoàn toàn có thể cạnh tranh được với các loại
đạn dược chính xác cao JDAM của Mỹ. Với tầm bắn 5.000 km, tên lửa có độ
sai lệch với tâm mục tiêu trong bán kính dự kiến khoảng 5-6 m, còn với
tầm bắn 10.000 km không vượt quá 10 m! Hệ thống dẫn đường quán tính và
điều chỉnh độ tương quan hoạt động độc lập “Sprut” có cơ cấu quang điện
hiệu chỉnh quỹ đạo bay, tích hợp hệ thống định vị vệ tinh GLONASS và sử
dụng hệ thống dẫn đường quang ảnh so sánh tương quan ở giai đoạn cuối
(tương tự như hệ thống quang ảnh trên tên lửa Tomahawk), cho phép tên
lửa tấn công chính xác mục tiêu cố định, dù mục tiêu trong công sự khó
nhận biết (kích thước mục tiêu 2-3 m) hay các mục tiêu di động (ô tô, xe
thiết giáp hoặc xe tăng). Những ứng dụng công nghệ mới có độ chính xác
cao sẽ ưu tiên lắp đặt cho tên lửa phiên bản sử dụng đầu đạn phi hạt
nhân.
Đầu đạn có khối lượng 400 kg có thể tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu ở cách
xa nhau 100 km. Mục tiêu thứ nhất sẽ bị tiêu diệt bởi đầu đạn thứ cấp
được thả xuống bằng dù, còn mục tiêu thứ 2 bị tên lửa công kích với độ
chính xác cao. Ngoài đầu đạn tác chiến với 2 đầu đạn thứ cấp còn có 2
phiên bản khác ho 1 đầu đạn: Đầu đạn tấn công bằng động năng xuyên phá
và đầu đạn kiểu cát-xet.
Rất có khả năng các đầu đạn thứ cấp chống tăng tự dẫn sẽ được sử dụng
trong phương án đầu đạn cát-xét tương tự như RBK-500 CPBE-Đ. Tính năng
kỹ thuật đặc biệt này cho phép tiêu diệt đồng thời cùng một lúc 10 xe
tăng đối phương ở khoảng cách rất xa. Đương lượng nổ của đầu đạn hạt
nhân lắp đặt Kh-102 dự kiến là 200 kilo T, nghĩa là tương đương 1/2 vụ
nổ thiên thạch ở Cheliabinsk.
Các phương tiện mang “điều kỳ diệu kỹ thuật” này là những máy bay ném
bom chiến lược của Nga. Tên lửa hành trình có cánh này là nguyên nhân để
các máy bay ném bom chiến lược được hiện đại hóa nâng cấp lên TU-95MS
và Tu-160. Tất cả các máy bay Tu-160 sẽ phải được nâng cấp lên theo
phương án Tu-160M trước năm 2020, chương trình hiện đại hóa sẽ có thể
cho phép tăng hiệu quả tác chiến lên gấp đôi. Tu-95MS sẽ được hoàn thiện
đạt chuẩn Tu-95MSM. Dự kiến cả loại máy bay cường kích ném bom Tu-22M5
được nâng cấp cũng sẽ có khả năng mang được 4 tên lửa loại này.
Hiện nay Tu-95MS chỉ mang được 8 tên lửa Kh-101/Kh-102 ở các giá treo
dưới cánh máy. Tu-160 có thể sẽ mang được tới 12 tên lửa trong 2 khoang
dành cho vũ khí. Tàu ngầm đa nhiệm dự án 885/885M có thể bố trí hầm
phóng cho 32 tên lửa Kh-101/Kh- 102.
Một điểm kỹ thuật quan trọng, tên lửa Kh-101/ Kh-1-2 có thiết bị gây
nhiễu chủ động và thiết bị phóng đạn mồi bẫy. Đầu đạn tự dẫn có thể thay
đổi quỹ đạo đường bay và có chỉ số xác suất bị phát hiện rất thấp do sử
dụng công nghệ stealth. Những đặc điểm kỹ thuật này cho phép tên lửa có
thể tránh được hỏa lực của tất cả các hệ thống phòng không/phòng thủ
tên lửa, kể cả những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất trong
tương lai.
Nhờ có tầm bay xa, phương tiện mang có thể thực hiện phóng tên lửa mà
không cần phải bay vào vùng tác chiến hiệu quả của các phương tiện phòng
không đối phương, và không bị radar của địch phát hiện. Tới thời điểm
mục tiêu bị tên lửa tiêu diệt, các phi công đã có thể bình an vô sự bàn
luận về nhiệm vụ đã hoàn thành bên tách cà phê ở căn cứ không quân thân
thuộc của mình.
Kết quả cho thấy, các chuyên gia và kỹ sư quân sự Liên Xô trước đây và
Nga ngày nay đã chế tạo được một loại tên lửa hành trình đỉnh cao. Tên
lửa hành trình tầm xa Kh-101 đã tạo cho lực lượng không quân và hải quân
Nga một ưu thế vượt trội trước những thách thức mới của chiến tranh
hiện đại và các cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra.
Biên chế tên lửa hành trình Kh -101/ Kh -102 vào trang bị sẽ tăng cường
sức mạnh hạt nhân và trở thành cơ sở để cân bằng sức mạnh răn đe, ngăn
chăn, kể cả trong trường hợp kẻ thù tiềm năng siết chặt vòng vây dày đặc
quanh nước Nga bằng những hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại nhất. |