banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Tương lai của công nghệ tàng hình ADAPTIV
(phatminh.com) Trong tương lai, công nghệ ADAPTIV sẽ được phát triển giúp các phương tiện tàng hình một cách toàn diện và được ứng dụng cho nhiều loại phương tiện khác nhau

Tại triển lãm DSEi - 2011, anh đã giới thiệu xe chiến đấu CV-90-120 với lớp áo mới, cho phép phương tiện tàng hình ở bước sóng hồng ngoại. Tuy nhiên, lớp vỏ mới sẽ được phát triển để biến mất trong môi trường ánh sáng nhìn thấy và được áp dụng rộng rãi trên trực thăng, tàu chiến, công trình quân sự...

BAE Systems đã thử nghiệm thành công công nghệ tàng hình đối với các khí tài trinh sát làm việc ở dải sóng hồng ngoại, cho phép hình ảnh nhiệt của phương tiện (xe tăng, tàu chiến, máy bay...) hòa vào môi trường xung quanh. Không chỉ vậy, nhà sản xuất còn giới thiệu lớp áo mới có thể bắt chước các vật thể trong tự nhiên.


Công nghệ ADAPTIV được thiết kế gồm các tấm thép hình lục giác có chức năng như những điểm ảnh khi gắn liền vào vỏ của các phương tiện chiến đấu.


Các điểm ảnh riêng lẻ có thể thay đổi nhiệt độ cực nhanh và kết hợp với hiển thị hình ảnh hồng ngoại của môi trường xung quanh được chụp từ các camera gắn trên xe.


BAE cũng thiết lập một thư viện hình ảnh để hiển thị một hình dáng bên ngoài của nhiều phương tiên khác, chẳng hạn như một chiếc xe hơi, các vật thể trong tự nhiên hay những tảng đá lớn để phương tiện của họ có thể giả làm các phương tiện khác.


Các tấm hình lục giác có kích thước bằng bàn tay được làm bằng kim loại nhẹ để có thể giảm được ảnh hưởng của các tác động vật lý như bị va đập và tạo ra cấu trúc thân xe bảo vệ chống lại kẻ thù, các tấm kim loại lục giác được điều khiển làm cho nhiệt độ của nó tăng lên hoặc giảm đi bằng cách ứng dụng công nghệ điện tử - bán dẫn và được cấp điện từ các hệ thống trên xe.


Mỗi tấm kim loại hình lục giác này được thiết kế để có thể dễ dàng tháo lắp, và như vậy dễ dàng loại bỏ và thay thế khi bị hỏng trên chiến trường.

Các tấm kim loại lục giác được tháo và lắp ghép rất dễ ràng, để có thể thay thế trên chiến trường khi bị hư hỏng.

Cận cảnh các tấm thép ngụy trang.

BAE Systems cho biết, họ đã tập trung chủ yếu để công nghệ ADAPTIV tàng hình trong dải quang phổ hồng ngoại, bởi vì đây là phần việc quan trọng nhất, còn lại một phần quan trọng không kém sẽ được hợp tác và do Bộ quốc phòng Thụy Điển (FMV) phát triển.

Theo thỏa thuận hợp tác, FMV sẽ đảm nhiệm phát triển kết hợp các điểm ảnh với các công nghệ mới của họ để có thể ngụy trang trong các dải quang phổ khác, tiến tới tàng hình trong cả mắt thường. Hiện, công nghệ do BAE Systems phát triển mới chỉ tàng hình với các khí tài ảnh nhiệt.


Như vậy, trong vài năm tới, nếu FMV phát triển hoàn thiện phần còn lại của mình thì công nghệ ADAPTIV lúc đó sẽ tàng hình toàn diện (tàng hình cả ngày lẫn đêm và với cả mắt thường cũng như các khí tài quan học, ảnh nhiệt).


Cũng như các phương tiện mặt đất, chẳng hạn như xe tăng, công nghệ ADAPTIV cũng có thể được sử dụng trên tàu, máy bay và các công trình cố định.


Việc áp dụng công nghệ ADAPTIV sẽ được thực hiện cho phù hợp với từng các yêu cầu cụ thể, các điểm ảnh có thể được thay đổi kích cỡ để đạt được tàng hình ở phạm vi khác nhau.


Một tàu chiến hoặc một tòa nhà có thể không cần tàng hình ở cự li gần, như vậy có thể được trang bị với các tấm lớn để hiển thị một hình ảnh độ phân giải thấp hơn.


Với việc thử nghiệm thành công của công nghệ ADAPTIV và sự phát triển của các công nghệ khác hiện nay thì trong tương lai gần việc áp dụng công nghệ tàng hình sẽ càng trở nên phổ biến hơn và cuộc chiến tranh trong tương lai cũng sẽ khốc liệt hơn!


Dưới đây là một số hình ảnh giới thiệu công nghệ tàng hình ADAPTIV:

Hiện công nghệ tàng hình ADAPTIV được thử nghiệm thành công trên xe chiến đấu CV-90-120 của Anh.

Khi hệ thống ADAPTIV tắt có thể dễ dàng phát hiện ra một chiếc xe trong đêm tối bằng các khí tài ảnh nhiệt, khi hệ thống bật nó làm chiếc xe biến vào môi trường xung quanh mà các khí tài ảnh nhiệt không thể nhận biết được.

Công nghệ ADAPTIV với áo tàng hình trang bị trên xe chiến đấu CV-90-120.

Công nghệ ADAPTIV có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng khác nhau, bao gồm cả các xe chiến đấu, tàu chiến, trực thăng...

(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Anh giới thiệu mẫu tàu đổ bộ mang trực thăng mới  (17/10/2011)
Nga - Trung hợp tác sản xuất trực thăng (12/10/2011)
Tàu pháo Việt Nam bắn thử đạn thật (12/10/2011)
Iran tự sản xuất thành công bản sao S-300 (12/10/2011)
Oto Melara phát triển đạn pháo có điều khiển mới (12/10/2011)
Thử nghiệm động cơ Tejas trên hạm (12/10/2011)
F-15E được hiện đại hóa mạnh mẽ (12/10/2011)
Nam Phi giới thiệu máy bay AHRLAC  (12/10/2011)
Trung Quốc đưa hệ thống HQ-16 vào sử dụng  (12/10/2011)
Chế tạo thiết bị dò tìm hạt nhân hiệu quả hơn (11/10/2011)
Mô hình oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay lượn trên không  (9/10/2011)
Mô hình Đại Bàng Vàng Su-47 nhào lộn trên không  (9/10/2011)
Thú chơi mô hình ở Việt Nam  (3/10/2011)
’Rồng lửa’ từ mặt đất (kỳ 2) (29/9/2011)
’Rồng lửa’ từ mặt đất (kỳ 1) (29/9/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt