banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Nam Phi giới thiệu máy bay AHRLAC
(phatminh.com) Ngày 27/9 vừa qua, tập đoàn Paramount (Nam Phi) mở ra kỷ nguyên mới khi đại diện cho lục địa đen sản xuất chiếc máy bay đầu tiên.

Paramount cho biết loại máy bay mới của công ty sẽ là thách thức lớn đối với các sản phẩm cạnh tranh châu Âu do giá thành rẻ, công tác bảo dưỡng đơn giản, khả năng hoạt động đa dạng với nhiều loại nhiệm vụ khác nhau.

Dự án chế tạo chiếc máy bay nội địa đầu tiên này có tên AHRLAC (Advanced High Performance Reconnaissce Light Aircraft - Máy bay trinh sát hạng nhẹ tiên tiến hiệu năng cao), được thưc hiện với sự hợp tác của Bộ Quốc phòng Nam Phi, tập đoàn Paramount và công ty kỹ thuật hàng không lớn nhất của Nam Phi là Aerosud.

Giám đốc điều hành của Paramount, ông Ivor Ichikowitz cho biết việc xuất xưởng chiếc AHRLAC đã đánh dấu một bước tiến quan trọng cho lịch sử của châu lục.

Châu Phi đã lần đầu tiên thiết kế và sản xuất hàng loạt loại máy bay của riêng mình và được lợi rất nhiều từ việc này bao gồm các cơ hội việc làm, phát triển kinh tế và thúc đẩy công nghiệp hành không nội địa.”

AHRLAC là loại máy bay giá rẻ, dễ vận hành nhưng lại có thể sử dụng vào rất nhiều loại nhiệm vụ khác nhau.

Sự kiện giới thiệu máy bay AHRLAC đi kèm với việc chính phủ các nước châu Âu đang chịu sức ép rất lớn về cắt giảm ngân sách quốc phòng và các quốc gia đang phát triển vẫn đang có nhu cầu rất lớn về những chiếc máy bay giá rẻ nói riêng và công nghệ quốc phòng với giá cả hợp lý nói chung để đối mặt với rất nhiều vấn đề nghiêm trọng như chủ nghĩa khủng bố, các chiến dịch nhân đạo và gìn giữ hòa bình. AHRLAC là máy bay có hiệu năng cao, rất linh hoạt, đa năng có thể sử dụng cho nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Theo ông Ichikowitz, AHRLAC có rất nhiều ưu điểm so với UAV như giá rẻ, đơn giản, khả năng phòng thủ cao và dễ sử dụng trong không phận nội địa.

Người ta có thể sử dụng AHRLAC để đối phó được với rất nhiều vấn đề như kiểm soát buôn bán ma túy, ngăn chặn cướp biển, tuần tra các vùng kinh tế ở xa trung tâm, bảo vệ các đoàn tầu đánh cá xa bờ, bảo vệ rừng, tuần tra biên giới và bảo vệ các cơ sở kinh tế quan trọng, dàn trải như đường ống dẫn dầu.

Máy bay có thể được vũ trang nhẹ gồm súng máy, bom, rocket không điều khiển hay trang bị các khí tài trinh sát hiện đại.

Chiếc AHRLAC có thiết kế bề ngoài tương tự như máy bay tuần tra/tấn công hạng nhẹ OV-10 của Mỹ. Máy bay dài 10,5 mét, sai rcánh 12 mét và cao 4 mét. Máy bay có khối lượng rỗng 3 tấn và khối lượng cất cánh tối đa 3,8 tấn.

Trong điều kiện đầy tải, AHRLAC chỉ yêu cầu đường băng cất cánh dài 550 mét với động cơ (phần duy nhất nhập khẩu) Pratt & Whitney PT6a-66 950 mã lực.

Máy bay có thể đạt tốc độ tối đa hơn 500 km/h, tầm bay 2.000 km và độ cao tối đa 9.500 mét. Máy bay có thể được vũ trang nhẹ với súng máy cỡ nòng lớn, bom hay rocket không điều khiển hoặc trang bị các khí tài trinh sát hiện đại.

Hiện mô hình với tỉ lệ 1/4 của chiếc máy bay này đã được thử nghiệm với 80 lần. Theo đúng kế hoạch, AHRLAC sẽ được sản xuất hàng loạt vào cuối năm 2012. Paramount hy vọng sau khi đưa chiếc máy bay này ra thị trường, công ty sẽ thu được lợi nhuận tới 500 triệu USD.


(Nguồn: Theo VnExpress )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Trung Quốc đưa hệ thống HQ-16 vào sử dụng  (12/10/2011)
Chế tạo thiết bị dò tìm hạt nhân hiệu quả hơn (11/10/2011)
Mô hình oanh tạc cơ chiến lược B-52 bay lượn trên không  (9/10/2011)
Mô hình Đại Bàng Vàng Su-47 nhào lộn trên không  (9/10/2011)
Thú chơi mô hình ở Việt Nam  (3/10/2011)
’Rồng lửa’ từ mặt đất (kỳ 2) (29/9/2011)
’Rồng lửa’ từ mặt đất (kỳ 1) (29/9/2011)
Những kẻ hạ bệ ’vua chiến trường’ (kỳ 4) (29/9/2011)
Những kẻ hạ bệ ’vua chiến trường’ (kỳ 3) (29/9/2011)
Những kẻ hạ bệ ’vua chiến trường’ (kỳ 2) (29/9/2011)
Những kẻ hạ bệ ’vua chiến trường’ (kỳ 1) (29/9/2011)
Ấn Độ sản xuất hàng loạt tên lửa Shourya (29/9/2011)
Mỹ đóng thêm 3 tàu Arleigh Burke (28/9/2011)
Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc (28/9/2011)
Thử nghiệm pháo 155mm cho tàu DDG-1000 (28/9/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt