banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Công nghệ > Công nghệ quốc phòng Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Những kẻ hạ bệ 'vua chiến trường' (kỳ 4)
(phatminh.com) Mỹ và đồng minh tập trung đầu tư cho tên lửa chống tăng trang bị cho máy bay với sự đa dạng về chủng loại và uy lực ngày càng được nâng cao.

Kỳ 4: Cái chết từ trên không

Trí năng hóa, đa năng hóa

Sau giai đoạn cơ giới hóa và điều khiển hóa, vũ khí chống tăng hiện đại bước sang thời kỳ trí năng hóa và đa năng hóa. Trong đó, Mỹ và đồng minh đã cho ra đời những vũ khí chống tăng thông minh, có độ chính xác cao, có thể thực hiện nhiều nhiệm vụ.


Trong khi súng chống tăng của Mỹ không tạo nhiều dấu ấn thì tên lửa chống tăng của nước này lại rất hiện đại. Điển hình là FGM-148 Javelin, sử dụng đầu đạn tandem có đầu tự dẫn ảnh nhiệt, tầm bắn hiệu quả 75-2.500m.


Javelin được xếp vào loại tên lửa “bắn - quên”, nghĩa là sau khi tên lửa khóa mục tiêu và bấm nút khai hỏa, trắc thủ không cần điều khiển tên lửa hay theo dõi sự di chuyển của mục tiêu như tên lửa thế hệ cũ. Không chỉ vậy, tên lửa có 2 chế độ tấn công: đánh thẳng vào mục tiêu theo kiểu truyền thống hoặc từ trên đánh xuống nóc tháp pháo tăng, nơi vỏ giáp yếu nhất.

Tên lửa chống tăng FGM-148 Javelin rời bệ phóng.

Ưu điểm đáng kể của Javelin là nó dùng liều phóng đẩy quả đạn ra khỏi nòng, sinh ra luồng phụt rất nhỏ phù hợp với tác chiến đô thị.

Thế nhưng, Javelin vẫn tồn tại một số nhược điểm như: Trọng lượng nặng (khoảng 22kg gồm đạn, ống phóng và thiết bị điều khiển), đầu tự dẫn ảnh nhiệt không thể hoạt động cho tới khi được “làm lạnh” (mất khoảng 30 giây) và giá thành đắt (165.000 USD/hệ thống, 40.000 USD/đạn).


Do giá đắt và chỉ sử dụng để chống tăng nên Javelin ít khi được triển khai. Nhiệm vụ chống tăng của quân đội Mỹ thường do trực thăng AH-64 Apache đảm nhiệm.


Các “sát thủ” diệt tăng có cánh

Cuối những năm 1960, trong khi Mỹ và đồng minh vẫn dùng trực thăng vào nhiệm vụ chở quân, cứu thương thì Liên Xô đã sớm ý thức về sức mạnh tiềm tàng của phương tiện này trong chiến đấu và cho ra đời Mi-24, được trang bị hỏa lực mạnh từ đầu những năm 1970.


Tuy nhiên, chỉ sau một thời gian, trực thăng vũ trang phương Tây đã có những bước tiến đáng kể, giành được nhiều thành công trên chiến trường. Điển hình, là trực thăng chuyên chống tăng AH-64 Apache. Loại trực thăng này đã góp phần đáng kể đánh bại lực lượng tăng, thiết giáp đông đảo của Iraq.


Theo thống kê, ngay trong cuộc chiến Vùng Vịnh lần thứ nhất, 277 chiếc Apache đã hạ khoảng 500 xe tăng, thiết giáp và các phương tiện cơ giới khác của Iraq chỉ trong 100 giờ.


Vũ khí làm nên sức mạnh của Apache chính là tên lửa AGM-114 Hellfire (lửa địa ngục). Đây là loại tên lửa không đối đất có khả năng chống nhiễu cao, cũng thuộc loại “bắn - quên”, tầm bắn từ 7,1-8km, được trang bị nhiều loại đầu tự dẫn, nâng cao xác suất trúng đích hoặc phép tấn công nhiều loại mục tiêu. Hellfire có thể triển khai trên nhiều loại phương tiện trên mặt đất, mặt biển nhưng chủ yếu được trang bị cho máy bay, trực thăng.

HÌnh vẽ trên UAV MQ-1 Predator biểu thị cho 6 quả tên lửa Hellfire mà UAV này đã dùng trong chiến đấu.

Hiện nay, tên lửa này được trang bị trên các phương tiện bay không người lái (UAV) có vũ trang cho các nhiệm vụ tiễu trừ khủng bố ở Iraq, Afghanistan và Pakistan.

Theo tiết lộ từ Wikileaks, khi đảm nhiệm chức vụ Tổng tư lệnh liên quân ở Iraq vào tháng 2/2007, Tướng David Petraeus (nay là Giám đốc CIA) đã chuyển 1.600 tên lửa Hellfire tới đây, ít nhất 80% số đó đã được sử dụng. Điều này cho thấy, Hellfire rất “đắt hàng” và được dùng vào nhiều mục đích.


Sau trực thăng Apache, cường kích A-10 là máy bay cánh cố định được sử dụng cho nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực cho các đơn vị mặt đắt, phá hủy xe tăng, xe bọc thép, công sự kiên cố đối phương.


A-10 có thiết kế đặc biệt với buồng lái phi công được bọc giáp có thể chống chịu đạn xuyên cỡ 37mm và kính chắn gió buồng lái chịu đạn cỡ 23mm.


Ngoài ra, A-10 trang bị nắp kính buồng lái kiểu “bong bóng” đảm bảo cho phi công có tầm quan sát tốt trong chiến đấu. Thùng nhiên liệu của A-10 được hỗ trợ chất bọt làm cháy chậm đề phòng trường hợp bị đạn bắn vào.


Trong hoạt động chiến đấu, A-10 được nhà thiết kế trang bị một pháo nòng xoay 7 nòng cỡ 30mm GAU-8/A có uy lực mạnh, tốc độ bắn nhanh (hơn 4.000 viên/phút. Pháo 7 nòng hoàn toàn có khả năng uy hiếp xe tăng – thiết giáp nhẹ bằng đạn xuyên giáp DU (chế tạo từ urani nghèo). Có thể nhận biết lúc GAU-8/A khai hỏa khi đầu máy bay này tỏa ra 1 làn khói bay về phía sau.


Tuy nhiên, loại vũ khí đem lại cho A-10 sức mạnh diệt tăng đang sợ là tên lửa không đối đất AGM-65 Meverick, được lắp đầu tự dẫn: quang điện, ảnh nhiệt và laser (tùy từng biến thể).


A-10 bắn hạ M-48 trong một cuộc thử nghiệm.

AGM-65 có tầm bắn khoảng 28km, lắp đầu đạn đơn khối hoặc đầu đạn xuyên phân mảnh. Nó có thể trang bị tên lửa không đối không AIM-9 để tự vệ và các loại bom cùng rocket. Trong chiến tranh Vùng Vịnh 1991, A-10 cùng với trực thăng AH-64, xe tăng M1 Abrams tiêu diệt hàng nghìn xe tăng, thiết giáp của Iraq.

Để tiêu diệt cả một đoàn xe, Mỹ phát triển vũ khí khủng khiếp là các loại bom liệng hoặc tên lửa hành trình không đối đất, tiêu biểu là AGM-154 và AGM-158. Đây thực chất là các vũ khí thuộc kiểu chùm, có điều khiển. Khi tới gần mục tiêu, các quả bom con (có phần lõi là các khối thuốc nổ định hướng, phần đuôi có dù để đảm bảo luồng xuyên đánh từ trên xuống) sẽ được bung ra tiêu diệt sinh lực và phương tiện của đối phương.


Phương pháp này đặc biệt hiệu quả để tấn công các đoàn tăng, thiết giáp đang tập trung. Mỗi quả bom liệng AGM-154B (biến thể chống tăng của AGM-154) chứa tới 6 quả bom chùm BLU-108/B, mỗi quả phóng ra 24 quả bom con có đầu tự dẫn tới mục tiêu. Khác với bom lượn, tên lửa hành trình AGM-158 có tốc độ triển khai nhanh, tầm bay lên tới 370km, xa hơn rất nhiều so với AGM-154B (chỉ khoảng 22km).
(Nguồn: Theo Đất Việt )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Nga phát triển giáp tàng hình, vô hiệu hóa đạn chống tăng (16/12/2015)
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô (15/12/2015)
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết (18/7/2014)
Công đoàn Quốc phòng: Khẳng định vai trò công đoàn trong quân đội (13/3/2014)
’Huyền thoại đánh chặn’ MiG-31 vẫn được bay (27/12/2013)
Không cho phép lực lượng thù địch hại an ninh quốc gia (27/12/2013)
Việt Nam đẩy mạnh hiện đại hóa tác chiến điện tử (27/12/2013)
Trực thăng CH-47D và món lợi cho Mỹ-Hàn (27/12/2013)
Cập nhật: Tàu ngầm Hà Nội cập cảng Cam Ranh ngày 30/12 (27/12/2013)
Cam Ranh đã sẵn sàng đón tàu ngầm Kilo Hà Nội (27/12/2013)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Những kẻ hạ bệ ’vua chiến trường’ (kỳ 3) (29/9/2011)
Những kẻ hạ bệ ’vua chiến trường’ (kỳ 2) (29/9/2011)
Những kẻ hạ bệ ’vua chiến trường’ (kỳ 1) (29/9/2011)
Ấn Độ sản xuất hàng loạt tên lửa Shourya (29/9/2011)
Mỹ đóng thêm 3 tàu Arleigh Burke (28/9/2011)
Hải quân Indonesia dùng tên lửa Trung Quốc (28/9/2011)
Thử nghiệm pháo 155mm cho tàu DDG-1000 (28/9/2011)
Mỹ thử nghiệm ’trâu gỗ, ngựa máy’ ở Afghanistan (28/9/2011)
Mỹ thử nghiệm vũ khí điện từ (28/9/2011)
Mỹ: Đạn pháo 105 mm có tầm bắn tới 40 km (28/9/2011)
Ống nhòm đa năng Sophie của Anh (28/9/2011)
Anh phát minh thép mới cho xe thiết giáp (28/9/2011)
Ứng viên thay thế Humvee (23/9/2011)
Ấn Độ phát triển UAV dùng pin mặt trời (23/9/2011)
Tìm hiểu tàu khu trục DDG-1000 (23/9/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Báo Trung Quốc nhận xét về sức mạnh quân sự Việt Nam
Máy bay hiện đại nhất Việt Nam luyện tập chiến đấu
Siêu tên lửa Ấn Độ chưa có đất dụng võ
Việt Nam bắt đầu sản xuất 'sát thủ diệt hạm' Kh-35UV?
Nga thử nghiệm tên lửa không gian đầu tiên kể từ thời Xô viết
Tàu sân bay trực thăng mạnh nhất thế giới của Hải quân Liên Xô
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt