Hiện nay, T-90 là mẫu MBT hiện đại nhất của Lục quân Nga và Lực lượng
Hải quân đánh bộ Quân đội Liên bang Nga. Phát triển dựa trên khung của
T-72, T-90 được trang bị khá nhiều thiết bị hiện đại và được trang bị
một khẩu pháo 2A46 cỡ nòng 125mm, đây là loại pháo nòng trơn.
T-90 hỗ trợ tối đa cho pháo thủ nhờ hệ thống quan trắc pháo thủ 1G46,
với khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm. Bên cạnh đó là hệ thống quan sát
tầm nhiệt và cả hệ thống quan sát bằng tia hồng ngoại. Lớp giáp của
T-90 là điểm cộng lớn nhất của mẫu MBT này, nó được sản xuất từ hợ kim
thép pha trộn với các loại hợp kim nhẹ. Ngoài ra, nó còn được trang bị
cả lớp giáp Composite và giáp phản ứng nổ (ERA) Kontakt-5.
T-90 còn có khả năng phóng được cả tên lửa chống tăng ATM dẫn đường bằng
tia hồng ngoại. T-90 được trang bị hệ thống Shtora, đây là loại giáp
bảo vệ được điều khiển hoàn toàn bằng hệ thống máy tính, với cơ cấu hoạt
động quang-điện, kết hợp giữa tia hồng ngoại và lớp giáp công nghệ cao.
Nhờ hệ thống Shtora này, T-90 có thể chống được cả bom xung điện từ
EMP.
(EMP: Electromagnetic Pulse là một loại bom xung điện có khả năng gây
nhiễu radar. Ngoài ra, hiện nay EMP còn phá hủy mọi thiết bị liên lạc và
các thiết bị điện tử. EMP được xem được loại vũ khí nguy hiểm nhất hiện
nay trong chiến tranh điện tử)
Lịch sử phát triển
2 siêu phẩm làm nên T90: T-80U và…
T-90 được nghiên cứu và phát triển bởi Tập đoàn Công nghiệp Quốc phòng
Uralvagonzagrad (UVZ), có trụ sở tại Nizhny, Tagil từ thập niên 90 của
thế kỷ XX. Năm 1992, xét thấy 2 loại MBT chủ lực hiện tại đang phục vụ
trong Lục quân và Hải quân đánh bộ Nga là T-80 và T-72 không còn đáp ứng
được nhu cầu tác chiến, Bộ quốc phòng Nga đã khởi động một dự án nâng
cấp.
Đã có 2 dự án được khởi động, một là dự án nâng cấp từ T-72 và một là dự
án nâng cấp T-80. Hai phiên bản nâng cấp đầu tiên dựa trên 2 mẫu MBT
này là T-80U và T-72S với những tính năng hoàn toàn mới và hiện đại so
với MBT cùng thời.
Tuy Ủy ban giám sát chương trình thấy rằng công nghệ và tính năng của
T-80U không được đánh giá cao như T-72S nhưng kinh phí của 2 dự án này
đều ngang nhau. Trong thời kì này, kinh tế Nga đang trong giai đoạn suy
thoái sau sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết nên kinh phí cung cấp cho 2 dự
án này khá eo hẹp. Mặc dù Bộ quốc phòng Nga chỉ cấp 1 khoản nhỏ cho
việc nghiên cứu và phát triển 2 dự án này nhưng kết quả thu được là khá
tốt và rất khả quan.
Dự án phát triển T-80U được giao cho Tập đoàn công nghiệp Quốc phòng
Omsk và dự án T-72S được giao cho Tập đoàn công nghiệp Quốc phòng Nizhny
tại Tagil. Đã có 5 chiếc T-80U được sản xuất với các phiên bản khác
nhau, trong khi đó, Nizhny đã sản xuất được tới 15 mẫu T-72U (phiên bản
nâng cấp của T-72S). Cả 2 đều đạt được kì vọng ban đầu của Bộ quốc phòng
Nga. Tuy nhiên, đã có sự tương phản rõ rệt giữa 2 phiên bản:
T-80U “ngốn” khá nhiều tiền nhưng chỉ sản xuất được 5 chiếc, trong khi
đó, đã có đến 15 chiếc T-72U ra đời, gấp 3 lần số lượng được sản xuất
của T-80U. Không những thế, tính năng kỹ chiến thuật của T-72U còn nhỉnh
hơn cả T-80U. Các mẫu T-72U đều được trang bị lớp giáp phản ứng nổ ERA
Kontakt-5 từ T-80U.
Ngoài ra, Nizhny còn sản xuất thêm các bản nâng cấp khác là T-72BA và
T-72B được coi là các mẫu nâng cấp chuyên sâu cho T-72. Về sau, T-72BU
được phát triển dựa trên các nâng cấp của Nizhny, ngoài ra còn được
trang bị thêm hệ thống kiểm soát hỏa lực Nakidka hiện đại và mạnh nhất
của T-80U.
Khi được đổi tên dự án thành T-90, nó được nghiên cứu và phát triển chủ
yếu tại Cục thiết kế Kartsev Venediktov tại nhà máy Uralvagonzavod của
Nizhny. Các mẫu T-90 nguyên bản được sản xuất dựa trên các thiết kế từ
T-72BM và được trang bị các hệ thống điện tử của T-80U.
Trang bị vũ khí của T-90
Tháp pháo 2A46 cỡ nòng 125mm của T-90.
T-90 được trang bị 1 tháp pháo cỡ lớn, với 1 khẩu pháo 2A46M nòng trơn,
cỡ nòng 125mm. Đây là loại pháo đa năng, có khả năng phóng được cả tên
lửa chống tăng ATM 9M119 Svir.
ATM 9M119 Svir là loại tên lửa này có khả năng chống tăng khá hiệu
quả, với cơ chế dẫn đường bằng tia hồng ngoại. Tầm hoạt động hiệu quả
của 9M119 Svir từ 100 m– 6.000m. Thời gian va chạm của tên lửa này với
mục tiêu ước tính khoảng 17.4s. Nó còn được trang bị cả đầu đạn xuyên
giáp cỡ lớn, có thể xuyên qua 950 mm với các loại giáp. Theo một nguồn
tin không chính thức thì loại giáp Chobham sẽ bị loại tên lửa này xuyên
thủng. Đây là mộ trong những điểm cộng lớn nữa của T-90.
T-90 có 4 loại đạn pháo gồm: đạn pháo thông thường, đạn pháo nổ kép, đạn
pháo sát thương cao và đạn pháo được trang bị đầu đạn xuyên giáp làm từ
Uranium nghèo. Với các loại đạn pháo và cả tên lửa chống tăng, nó có
sức mạnh vượt trội trên chiến trường nhờ các vũ khí mang theo khá đa
dạng và có sức phá hủy vô cùng mạnh mẽ.
Động cơ của T-90
Có đến 3 phiên bản của động cơ V-84MS được trang bị cho T-90, với công
suất hoạt động dao động từ 980-1250 mã lực. Đây là hệ thống máy V-12, 4
kỳ hoạt động, tuy nhiên, nó hơi khác so với các loại động cơ V-12 4 kỳ.
Nó có khả năng tự động đẩy chu kì hoạt động lên cao hơn 1.2 lần và việc
này được hệ thống máy tính chính của T-90 điều khiển. Giáp cho T-90 cơ
động hơn khá nhiều. Tầm hoạt động lên đến 600km, và có thể hoạt động
liên tục trong 32 ngày với nhiên liệu phụ mang theo.
Giáp bảo vệ
T-90 được trang bị đến 3 lớp giáp kỹ thuật và đến 2 lớp giáp vật lý. Hai
lớp giáp vật lý là lớp chống đạn xuyên giáp APFSDS và hệ thống chống
đầu đạn xuyên giáp cỡ lớn HEAT-FS, đây là hệ thống nhiệt chống các loại
đầu đạn xuyên giáp. 3 lớp giáp kỹ thuật bao gồm các lớp:
- Lớp đầu tiên bao bọc bên ngoài là lớp giáp composite được bọc trên
tháp pháo và thân của T-90. Lớp giáp này với thành phần chính là hợp kim
nhôm và PVS có khả năng đàn hồi cao trước các loại đạn xuyên giáp. Khi
đầu đạn xuyên giáp đi sâu vào lớp composite này, động năng của nó sẽ bị
giảm xuống mức không thể tấn công vào các lớp bên trong được nữa, do sự
đàn đồi tuyệt với của loại composite đặc biệt.
- Lớp thứ hai là loại giáp phản ứng nổ ERA Kontakt-5 được bao bọc chủ
yếu trên tháp pháo và các vùng được coi như là điểm yếu của T-90. Tuy
nhiên, giáp ERA được trang bị khá nhiều trên tháp pháo chính, vì đây
được coi như là bộ phận dễ bị tấn công nhất. Lớp giáp ERA như là lớp vỏ
bọc thứ 2 của T-90 nếu như lớp giáp composite bị xuyên thủng thì ERA
được xem như là chốt chặn thứ 2 của lớp giáp này.
- Lớp giáp cuối cùng, được coi như là lớp giáp kỹ thuật tối tân hiện đại
nhất hiện nay, đó là giáp Shtora-1 do Tập đoàn công nghiệp Quốc phòng
Elektromashina của Nga nghiên cứu và sản xuất. Lớp giáp là sự kết hợp
của quang-điện IR “dazzler”, được trang bị các cảm biến và hệ thống cảnh
báo sớm bằng tia laser. Hệ thống này được điều khiển hoàn toàn bằng hệ
thống máy tính chính trên T-90.
Khi nhận thấy có mối nguy hiểm hoặc tên lửa chống tăng có khả năng tấn
công, ngay lập tức, hệ thống máy tính sẽ phân tích, đưa về các kết quả
cho sĩ quan chỉ huy trên T-90 và sau đó điều chỉnh hệ thống giáp
Shtora-1, để có thể chống chịu trước những đòn tấn công của đối phương.
Nó có thể bắn đạn khói, hoặc phân tích các khả năng trúng đạn của T-90
và đưa ra các giải pháp giúp T-90 di chuyển và tránh được các đòn tấn
công.
Bên cạnh đó, còn có một tính năng có “1-0-2” của T-90 mà không có loại
xe tăng nào làm được đó là khả năng phóng tên lửa chống tăng có kết hợp
cả đạn xuyên giáp. Chính những điều này đã làm nên tên tuổi của T-90 và
khiến nó trở thành 1 trong năm loại xe tăng mạnh nhất hiện nay. |