(phatminh.com) Bài viết này nhằm giới thiệu loại hình mai táng đặc biệt, một di sản văn hóa độc đáo của người Việt từ góc độ người tham gia công tác bảo quản 3 pho tượng táng các Thiền sư Vũ Khắc Minh, Vũ Khắc Trường, Như Trí ở chùa Đậu và chùa Tiêu Sơn.
|
|
Hai pho “tượng táng” ở chùa Đậu
Năm 1983, đoàn cán bộ của Viện Khảo cổ về khảo sát tại chùa Đậu (Thường
Tín, Hà Nội) và phát hiện trên tượng thiền sư Vũ Khắc Minh có xương sọ ở
bên trong qua vết nứt ở trán và mặt của pho tượng. Sau đó,tượng được
đưa chụp X quang và khẳng định được đây là thi hài của Thiền sư sau khi
viên tịch đã để lại toàn thân Xá Lợi. Bên cạnh là “tượng táng” của Thiền
sư Vũ Khắc Trường.
Sức mạnh của Thiền
Tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh trước tu bổ (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà) Theo bia Dương Hòa thứ 5 (1639) đặt tại đây, chùa Đậu được xây dựng từ
triều Lý (thế kỷ XI – XIII). Nhưng do tu sửa nhiều lần, nay chùa chỉ còn
dấu ấn của triều Trần, triều Lê, triều Mạc và Nguyễn. Trong chùa còn
lưu giữ nhiều cổ vật có giá trị như sáu bia đá, hai chuông đồng, hai bài
thơ nôm viết trên gỗ, cuốn sách đồng… Đặc biệt có hai pho tượng, trước
đây đặt trong hai am nhỏ, mà tương truyền là của hai thiền sư Vũ Khắc
Minh và Vũ Khắc Trường (từng là trụ trì chùa Đậu vào thế kỉ XVII).
Huyền thuyết về tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh, mà dân làng quen gọi Cụ sư
rau, bởi thường ăn rau trừ bữa, kể rằng: Trước khi viên tịch, Thiền sư
vào ngồi trong am, bảo đệ tử mang theo một chum nước, hai lọ bịt kín.
Thầy dặn các đệ tử, sau một trăm ngày nếu không còn tiếng mõ thì mở cửa
ra, nếu có mùi hôi thối thì chôn thầy đi. Đúng một trăm ngày sau, không
còn tiếng mõ, các đệ tử mở cửa am, thấy thầy đã viên tịch trong tư thế
ngồi thiền. Đệ tử cùng phật tử trong vùng nhớ lời thầy dặn, dùng sơn
trong hai lọ và sơn thếp nhục thân của thầy để có pho tượng táng như
ngày nay.
Các hòa thượng ở chùa đã cho biết về sức mạnh của thiền. Một người bình
thường khi viên tịch không thể giữ được tư thế ngồi như các vị Thiền sư.
Pho “tượng táng” của Thiền sư Vũ Khắc Minh, đang ngồi thiền ở tư thế
kiết già, hai tay kết ấn tam muội, người hơi cúi về phía trước và cổ hơi
gù.
Thời gian tàn phá
Các pho “tượng táng” sau hơn ba trăm năm, trong môi trường ẩm cao, lớp
sơn ngoài bị bong dộp và nứt nẻ. Hơi nước trong không khí ngấm vào bên
trong tượng qua khe nứt, cùng với côn trùng đã làm tượng bị mủn bở, hư
hỏng. Tượng Thiền sư Vũ Khắc Minh, hai hốc mắt sắp bị sập vào, nứt bao
quanh hai đầu gối.
Tượng Thiền sư Vũ Khắc Trường trước tu bổ (Ảnh: Nguyễn Mạnh Hà)
Sau đó được các cụ trong làng dùng nhựa trám vá lại. Tượng Thiền sư Vũ
Khắc Trường, vỡ toàn bộ phần chân để lộ cả xương đùi và xương chày. Trên
ngực có lỗ thủng, nhiều côn trùng vào ẩn nấp. Đặc biệt, cột trụ bằng gỗ
dùng khi phục hồi tượng năm 1893 đã bị mối mục, tượng có nguy cơ bị
sập.
Theo người dân trong vùng kể lại, do trận lụt năm 1893, am của thiền sư
bị ngập sâu, bị ngâm lâu ngày trong nước nên tượng bị vỡ. Bà con phật tử
thôn Gia Phúc cùng với nhà chùa đã gom xương rồi dùng đất sét, giấy bản
giả mịn để phục dựng lại và phủ bên ngoài một lớp sơn màu trắng sữa, vì
vậy tượng của thiền sư không còn nguyên dạng ban đầu.
Theo các tài liệu được biết, ngoài các “tượng táng” các Thiền sư ở Việt
Nam thì ở Trung Quốc có tượng sơn ta bó lụa của Lục Tổ Huệ Năng, chân
thân còn nguyên vẹn, để tại Hoa Nam Tự, nằm phía tây tỉnh Quảng Đông.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường còn giả thiết, nét văn hóa độc đáo này có thể
Việt Nam hấp thụ được từ Trung Hoa? |
|
(Nguồn:
Nguyễn Mạnh Hà, T.P KTBQ Bảo tàng Lịch sử VN, Bộ VHTT&DL
)
|
|
|
|