Banner moiws
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Bí Ẩn > Khám phá Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Phát hiện vai trò của ion Hydronium trong phản ứng xúc tác của các enzym
(phatminh.com) Các nhà nghiên cứu làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Hoa Kỳ, đã khai thác các neutron, để lần đầu tiên đánh giá chính xác vai trò quan trọng của các ion hydronium trong các phản ứng sinh học nhất định.

Kết quả của nghiên cứu này có thể giúp ích trong điều trị bệnh loét dạ dày hoặc bệnh trào ngược axit, hoặc cho phép chuyển đổi hiệu quả gỗ vụn thành nhiên liệu cồn.

Phát hiện vai trò của ion Hydronium trong phản ứng xúc tác của các enzym
Xác định Ion hydronium khó nắm bắt, chuyển đổi vai trò với một Proton trong Enzyme ở môi trường có độ pH thấp hơn

Kết quả của nghiên cứu này đã được đăng tải trong tạp chí Angewandte Chemie International Edition tuần này.

Trong các nghiên cứu trước đây, chưa từng có nhà khoa học nào được trực tiếp chứng kiến ​​vai trò của các ion hydronium: một phân tử nước bị ràng buộc vào một ion hydro bổ sung, trong các chất xúc tác cao phân tử (các cơ chế phản ứng xúc tác của các enzyme).

Các nhà nghiên cứu quan tâm đến các enzyme có tiềm năng để cho phép chuyển đổi 2 loại đường có trong nhiên liệu sinh học gỗ thành cồn, vốn là một loại nhiên liệu tiềm năng, vì enzyme bị mất tác dụng khi độ pH của môi trường thấp hơn, đây vốn là phản ứng lên men thường xảy ra bên trong tế bào men công nghiệp.

Mặt khác, phản ứng hoá sinh này cũng làm kích hoạt hiện tượng bơm proton trong dạ dày, tạo ra lượng axít dư thừa ở những người bị mắc bệnh dạ dày.

Ion hydronium đã không được nhìn thấy trước khi các nhà nghiên cứu đã cố gắng sử dụng X-quang để tìm hiểu cơ chế hóa học của enzyme. Điều này là bởi vì các nguyên tử hydro nhỏ chủ yếu là vô hình dưới X-quang. Để giúp thực hiện những điều có thể nhìn thấy, các nhà nghiên cứu thay thế hydro trong các mẫu enzyme của họ bằng deuterium, một đồng vị của hydro, có tính chất hóa học giống hệt với đối tác dị hướng của nó. Deuterium mang lại một tín hiệu rõ ràng khi tấn công dồn dập với neutron. Vì vậy, các neutron cung cấp một phương pháp hoàn hảo cho việc theo dõi các ion hydronium khó nắm bắt, xuất hiện ở dạng khối hình chóp, ở vị trí hoạt tính của enzyme, nơi phản ứng hóa học xảy ra.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một sự thay đổi quan trọng trong hệ thống mà họ đang nghiên cứu: ở điều kiện môi trường có tính axit, với độ pH (dưới 6) Ion hydronium có thể nắm bắt, tạo điều kiện thuận lợi cho việc liên kết của một ion kim loại đồng yếu tố, vốn rất quan trọng để chuyển đổi cho một phân tử đường lên men: do đột nhiên bị mất nước, phân tử H2O, được gỡ bỏ bởi hydronium, thành H3O+. Không gian chiếm chỗ bởi ion hydronium tương đối lớn đổ sập vào khối lượng nhỏ xíu vốn bị chiếm chỗ bởi các proton còn lại (ion hydro tích điện dương, H+). Không gian này làm thay đổi cấu trúc phân tử, ngăn cản đường bị tấn công bởi enzyme.

Hiện tượng quan sát được cung cấp một câu trả lời về lý do tại sao độ pH đóng một vai trò quan trọng trong quá trình này và làm cho enzym không hoạt động trong điều kiện có tính axit. Quan trọng hơn, nó khẳng định rằng các ion hydronium đóng một vai trò quan trọng trong việc vận chuyển các proton trong các kiểu hệ thống hoá sinh này.

"Đây là một hiện tượng chưa từng được quan sát trước đây," theo Andrey Kovalevsky, nhà nghiên cứu, làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, Hoa Kỳ, và là tác giả chính của nghiên cứu này. "Điều này chứng tỏ: hydronium là tác nhân hóa học chủ động, trong các nghiên cứu của chúng tôi về cơ chế xúc tác của enzyme."

Nghiên cứu này khẳng định các vai trò có thể có của các ion hydronium trong các hệ thống sinh học khác. Ngoài bệnh trào ngược axit, kết quả của nghiên cứu này cũng cung cấp một sự hiểu biết tốt hơn về chuyển giao năng lượng trao đổi chất của tế bào sống, ở các sinh vật sống.

Ngoài Andrey Kovalevsky, các đồng tác giả trong nghiên cứu này gồm có Suzanne Fisher, Marat Mustyakimov, Thomas Yoshida, và Paul Langan (hiện làm việc tại Phòng thí nghiệm quốc gia Oak Ridge, Hoa Kỳ).

(Nguồn: Hồ Duy Bình (Nguồn Innovations-report) )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh (30/12/2015)
Cận cảnh loài ”quái vật nước ngọt lớn nhất hành tinh” ở Amazon (25/12/2015)
Thích thú với loài giun biển ’đội lốt’ cây thông Noel (24/12/2015)
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất (22/12/2015)
Chuyện lạ về hòn đá có mắt, biết khóc ở Trung Quốc (19/12/2015)
Những điều thú vị về hệ thống cáp ngầm dưới đáy đại dương (14/9/2015)
Những hố xanh sâu thẳm trên thế giới (28/8/2015)
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước (14/7/2015)
Những lợi ích của việc mất mạng  (24/9/2014)
Lần đầu tiên phát hiện ngôi sao chui vào ngôi sao (24/9/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Đồ trang trí cá nhân giúp tăng năng suất lao động (10/8/2011)
Bí mật trong não người tự sát vì trầm uất (10/8/2011)
Phát hiện gen duy trì giới tính đực trong suốt đời sống (4/8/2011)
Tìn thấy hóa thạch hộp sọ vượn niên đại 20 triệu năm (4/8/2011)
Nửa nam giới Tây Âu là hậu duệ pharaoh Ai Cập  (3/8/2011)
Khoan đáy biển để tìm hiểu động đất ”lặng” (2/8/2011)
Người ở vĩ độ càng cao, não càng to (2/8/2011)
Đã tìm ra cách đọc ý nghĩ  (2/8/2011)
Não bộ của con người khó thông minh hơn nữa (2/8/2011)
Quái vật biển có thực sự tồn tại? (1/8/2011)
Đã tìm ra nguồn mưa trên sao Thổ  (1/8/2011)
”Mặt Trăng” trên Trái Đất (30/7/2011)
Giải mã bí ẩn nụ cười (29/7/2011)
Không thể du hành xuyên thời gian (27/7/2011)
Phát hiện mới về người tiền sử  (26/7/2011)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
Bạn cần cài Flash Player để xem được Clip này.
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Thích thú với loài giun biển 'đội lốt' cây thông Noel
Các giống chó đầu tiên xuất hiện trên trái đất
10 bí ẩn về người ngoài hành tinh
Miệng hố bí ẩn ở Siberia biến thành hồ nước
Điều chưa biết về loài "sâu-cỏ" giá bạc tỷ
Những động vật khổng lồ ở Việt Nam
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt