Theo David Blackburn và các nhà khoa học thuộc Bảo tàng động vật học trường đại học Havard, thì đây có thể là cách để loài cóc này tự vệ.
Chúng ta từng biết về loài kỳ nhông có khả năng chọc xương sườn qua da để tạo thành những ngạnh bảo vệ khi bị tấn công. Tuy nhiên, cơ chế bảo vệ của loài cóc này hoàn toàn khác biệt, lần đầu tiên mới được phát hiện.
Loài cóc lông này có cơ chế tự vệ vô cùng lạ. |
Những móng vuốt này chỉ được thấy ở chân sau của cóc. Các nhà khoa học tin rằng khi bị tấn công, cóc sẽ tác động lên những cơ, gắn với móng vuốt, và những cơ này sẽ có tác dụng đẩy móng vuốt ra ngoài, xuyên qua da. Thực ra, những móng vuốt này chính là xương cóc, dạng trần trụi, không có gì bao bọc như các loại móng vuốt khác.
Các nhà khoa học vẫn chưa biết được cơ chế thu móng vuốt của loài này. |
Sự tồn tại của loài cóc với móng vuốt cứng như mèo lần đầu được nhà khoa học về động vật người Bỉ George Boulenger phát hiện năm 1900 tại thuộc địa của Pháp là Congo, nay thuộc nước cộng hòa Congo.