Сó
những giả thuyết khác nhau giải thích sự xuất hiện ngôn ngữ ở con
người. Một trong những giả thuyết đó cho rằng khởi đầu là những tín hiệu
âm thanh của loài linh trưởng.
Tuy khỉ mới sinh ra đã kêu được, nhưng chúng không thể giao tiếp bằng âm thanh và hàng trăm triệu năm như thế đã trôi qua, “ngôn ngữ” của chúng không hề thay đổi. Còn ngôn ngữ của người thì phát triển, ngày càng phong phú từ đời nọ qua đời kia.
Khả năng ngôn ngữ của con người xuất phát từ cái nhăn mặt biểu cảm của loài khỉ.
Theo một giả thuyết mới do các nhà khoa học ĐH Princeton (Mỹ) đưa ra, khả năng ngôn ngữ của con người xuất phát từ cái nhăn mặt biểu cảm của loài khỉ.
Hầu hết các loài khỉ đều biết nhăn nhó. Chúng “nhóp nhép”
với nhau khi tiếp xúc thân thiện mà không phát ra âm thanh. Dây thanh
đới và thanh quản của chúng không hề động đậy. Ngôn ngữ chỉ xuất hiện
với sự tham gia của hai hệ: cơ hô hấp làm không khí tác động lên dây
thanh đới và âm thanh thay đổi theo sự chuyển động của môi, má và lưỡi.
Các chuyển động biểu cảm tự nó không phát ra một âm thanh nào, nhưng
không có nó thì ngôn ngữ cũng không phát triển.
Các nhà nghiên cứu đã cố gắng tìm xem
liệu có sự tương đồng nào giữa tiếng nhóp nhép của khỉ và tiếng bập bẹ
của đứa trẻ sơ sinh hay không.
Khi đứa trẻ tập phát âm, lúc đầu những
chuyển động biểu cảm rất chậm và có nhịp điệu khác nhau. Lúc chúng lớn
lên, sự biểu cảm bằng ngôn ngữ dần trở nên nhanh hơn và có trật tự hơn.
Khác với chuyển động biểu cảm, chuyển động nhai hình thành từ ngày trẻ
mới ra đời. Điều đó chứng tỏ rằng các chuyển động này do các phần khác
nhau của hệ thần kinh điều khiển.
Các nhà khoa học cũng quan sát mọi hoạt
động của loài khỉ vàng đuôi dài ở các lứa tuổi khác nhau và nhận thấy
những cử chỉ, dáng điệu biểu cảm phát triển tương tự như chuyển động
phát âm của con người. Các động tác biểu cảm ở khỉ hoàn thiện dần mà
không phụ thuộc vào chuyển động nhai. Cần nói thêm là chuyển động nhai ở
khỉ và người xảy ra trong cùng một giai đoạn.