(www.phatminh.com) Con đường âm phủ xuyên trong bóng tối âm u. Đáy hang chưa từng có bước chân người tới, ném đá không nghe tiếng chạm đất vọng lại.
Nằm giữa vùng đồi núi hoang vu, quanh năm
mát mẻ, động Âm phủ nằm trong quần thể hang động Linh Sơn (Thái Nguyên),
là nơi trước đây Nguyên phi Ỷ Lan từng ban chiếu lập đền. Con đường âm
phủ xuyên trong bóng tối âm u. Đáy hang chưa từng có bước chân người
tới, ném đá không nghe tiếng chạm đất vọng lại, càng khiến nơi đây nhuốm
màu huyền bí.
Từ "đường âm phủ" kỳ bí…
Hang
Âm phủ hay còn gọi là hang Địa nằm trong quần thể hang động Linh Sơn,
vốn là một trong những danh lam thắng cảnh đẹp của nước ta, được nhiều
du khách biết đến.
Động Linh
Sơn thuộc xóm Núi Hột, xã Linh Sơn, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên,
cách thị trấn Chùa Hang, huyện Đồng Hỷ 3km về phía Đông Nam. Quần thể
động nằm trong Núi Hột, ngọn núi đá vôi chơ vơ bên dòng sông Linh Nham,
tách hẳn các bản làng, khu dân cư của huyện Đồng Hỷ. Động nằm sát chính
giữa chân Núi Hột gồm hai hang đá tự nhiên ăn sâu vào lòng núi. Diện
tích hai hang rộng khoảng gần 1.000m2. Cả hai hang đều chung một cửa
chính rộng 5m.
Hang địa với "đường âm phủ" sâu hun hút.
Cụ bà Phạm Thị Hấn trông coi động từ khi nơi đây còn bị bao phủ bởi rừng cây.
Rẽ
trái vào hang Thiên, nền hang bằng phẳng và có các bậc lên như bậc tam
cấp. Hang Thiên rộng chừng hơn 360 m2. Tại đây có bệ thờ Phật bằng đá
tạo thành những chùm san hô, hình voi chầu, hổ phục, kì lân, sư tử...
cùng những cảnh đẹp cuốn hút lòng người như động Thuỷ Tiên và đặc biệt
là đôi rồng vờn mây uốn lượn trong một thế giới huyền ảo của nhũ đá
thiên nhiên. Cuối hang Thiên về phía tây có đường đi lên đỉnh Núi Hột.
Đứng
từ đỉnh Núi Hột có thể quan sát được toàn bộ trung tâm xã Linh Sơn với
cảnh quan đẹp đẽ, nên thơ. Rẽ phải đi sâu xuống vài chục mét là đến hang
Địa, có đường thông lên hang Thiên và nhiều đường đi sâu vào lòng núi
tối hun hút. Hang Địa có diện tích rộng hơn hang Thiên, khoảng hơn 480
m2 sâu và thấp hơn hang Thiên vài chục mét. Nền hang khá bằng phẳng,
rộng rãi, thấp dần tạo thành những chiếu nghỉ rộng lớn.
Nơi
đây không gian yên tĩnh, thiên nhiên huyền ảo với nhiều hình tượng đẹp
được tạo thành bởi nhũ đá như hình bút tháp, mẹ bồng con... Xưa kia nhân
dân đã từng dùng động làm chỗ thờ Phật. Trong động hiện vẫn còn pho
tượng Phật Thích Ca bằng đồng cổ xưa, một số tượng phủ sơn son thiếp
vàng và vố số tượng đá tự nhiên trên các bề mặt đá. Nơi đây không gian
tĩnh tại, thiên nhiên huyền ảo với vô vàn những hình tượng đẹp được tạo
thành sau hàng nghìn năm.
Nơi
đây xưa kia còn được gọi bằng cái tên hang Dơi khi quanh năm suốt
tháng, hàng ngàn con dơi đậu kín trần hang, người yếu bóng vía mà vào
hang tối sẽ phát hoảng khi nghe tiếng dơi kêu lít chít trên đầu.
Cụ
Phạm Thị Hấn, dân gốc bản Linh Sơn xưa, năm nay đã gần 80 tuổi kể:
"Hàng tháng rất đông du khách đến đây vãn cảnh núi non, hang động nhưng
hàng chục năm ở đây trông coi hang, tôi chưa từng thấy ai dám đi sâu
xuống phía dưới hang địa. Người ta kháo nhau là đường xuống âm phủ, nơi
đó lại rất tối, đèn pin dù sáng đến mấy cũng chỉ lờ mờ không nhìn rõ mặt
người, nên chẳng ai dám xuống. Cũng không ai biết dưới đó có những gì".
Đến tấm bia cổ trên vách núi
Những
lời đồn về sự linh thiêng, bí ẩn của khu động càng thêm huyền bí khi
truyền thuyết xưa chép lại trận đánh từ thời nhà Lý, các tướng lĩnh và
binh lính lấy hang Linh Sơn làm nơi trú chân, trữ lương thực cầm quân
đánh giặc ngoại sâm. Nhưng sau đó, hàng trăm tướng lĩnh và binh lính đã
tử trận dưới gươm đao quân Tống.
Truyền
thuyết còn kể về những linh hồn binh sĩ tử trận lang thang nơi vùng núi
Linh Sơn, cho đến khi Nguyên phi Ỷ Lan trong một lần kinh lý tới đây đã
cảm động mà ban chiếu cho lập đền thờ các binh sĩ tử trận.
Từ
bấy đến nay, hàng năm cứ vào ngày mùng 8 tháng giêng sau Tết Nguyên
Đán, nơi đây lại tổ chức lễ hội Động Linh Sơn, như một phần nghi lễ
tưởng niệm binh sĩ tử trận năm xưa. Du khách nườm nượp đổ về đây vừa để
cầu mong một điều tốt lành, vừa để đắm mình trong khung cảnh thần tiên
của Động Linh Sơn và chiêm ngưỡng những dấu tích từ hàng trăm năm trước
còn sót lại.
Trên vách núi
Linh Sơn ngày nay vẫn còn nguyên vẹn dấu tích của văn bia cổ khắc từ
hàng trăm năm trước. Cụ Nguyễn Văn Lợi (Linh Sơn, Đồng Hỷ) cho biết:
"Xưa kia nơi đây rừng rậm um tùm, không có dấu chân người qua lại. Chỉ
độ gần hai chục năm trước, rừng rậm không còn thì mới có người bắt đầu
tới vãn cảnh đẹp trong động.
Đến
tháng 10/1995, người dân phát hiện thấy trên vách đá trước cửa động có
một tấm bia đá. Qua khảo sát bước đầu cho thấy văn bia có tên là Động
Linh Sơn, tên đại tự là "trùng tu Linh Sơn Động". Tháng 8/1996 Cục Bảo
tồn, Bảo tàng (Bộ Văn hoá- Thể thao và Du lịch) đã cử các nhà khảo cổ
học, Hán Nôm đến nghiên cứu, khảo sát và xác định bia đá trên vách núi
có niên đại từ thời nhà Lê".
Thạch nhũ tự nhiên giống hình con voi.
Bia khắc trên vách đá được che sơ sài.
Những
dấu tích trang trí, họa tiết còn lại đến ngày nay trên tấm bia đá khắc
trên vách núi mang đậm phong cách nghệ thuật, phong cách trang trí thời
Lê. Ấy là những họa tiết diềm bia hình hoa cúc dây được tạo khắc liên
hoàn. Các nhà chuyên môn cho rằng, bia khắc trên vách đá này có niên đại
vào cuối thời nhà Lê, khoảng năm 1775 (năm Ất Mùi).
Trên
mặt bia khắc 200 chữ Hán, xung quanh trang trí hoa dây. Nội dung Bia
ghi chép có ban chiếu của Ỷ Lan Linh Nhân Hoàng Thái Hậu (tức Nguyên phi
Ỷ Lan), cho lập đền, chùa làm nơi danh lam thắng cảnh sau khi quân ta
chống giặc Tống xâm lược.
Dù
đã được công nhận là Di tích thắng cảnh cấp Quốc gia nhưng con đường vào
động Linh Sơn vẫn lổn nhổn đá sỏi, vòng vèo dưới chân núi um tùm cây
cối. Tấm bia cổ quý hiếm tạc trên vách đá xưa cũng chỉ được che chắn tạm
bợ bởi vài viên ngói. Một quần thể động hoang sơ đẹp đẽ với những dấu
tích lịch sử quý đang dần bị lãng quên và tàn phá.