Ông Vàng kể lại: “Cánh đồng Nậm Tộc được gọi là… cánh đồng ma. Chỉ cách đây vài năm, đặt chân đến nơi này cũng không ai dám chứ đừng nói đến chuyện canh tác trên mảnh đất rùng rợn này”.
Những cái chết bí ẩn…
Những năm 60 của thế kỉ trước, cánh đồng Nậm Tộc là một thung lũng màu mỡ nhất của Trạm Tấu được che chắn bởi những dãy núi thấp bao quanh. Đối với vùng cao, kiếm được một khoảng đất rộng, bằng phẳng, màu mỡ để trỉa bắp, cấy lúa là rất khó khăn. Người Dao, người Mông của Túc Đán đã cùng nhau đến khai hoang cánh đồng này.
“Một trận dịch tả xảy ra vào những năm đó làm chết rất nhiều người. Người sống sót coi đó là sự giận dữ của thần, ma nên đã rời đi. Thêm vào đó, giữa cánh đồng có một tảng đá lớn, cao 6m rộng 10m sừng sững càng làm người Dao, Mông tin đó là nơi con ma nó ngụ. Suốt một thời gian dài, chỉ thầy mo, thầy cúng bản địa mới dám đến gần cánh đồng Nậm Tộc”, anh Vũ Đăng Quỳnh, Bí thư huyện đoàn Trạm Tấu, kể.
| Đã nhiều lần họp dân làng lên khai phá cánh đồng ma |
Trạm Tấu là một huyện vùng cao của tỉnh Yên Bái, cách trung tâm TP Yên Bái khoảng 115km và Hà Nội khoảng 280km. Trạm Tấu có 11 xã và 1 thị trấn, trong đó Túc Đán là một xã thuộc diện khó khăn nhất của tỉnh Yên Bái. Người Mông chiếm 77% dân số của huyện Trạm Tấu với khoảng 21.000 người. | Trước ông Thào Chừ Vàng, năm 1971, ông Vàng A Súa, khi đó là Chủ nhiệm HTX Làng Tống cũng đã vận động nhân dân tham gia khai phá “cánh đồng ma” để trồng cây lúa nước, trồng ngô. Nhưng cũng đến vụ thứ hai, ông Súa bất ngờ đổ bệnh và mất.Tiếp sau, các ông Vàng A Chống (thôn Tống Trong), ông Lò Văn Phúc (bản Pân, xã Nghĩa Phúc) đến khai phá, mở mang lập ruộng nhưng chỉ sau một vụ thì bản thân hoặc người trong gia đình không ốm đau thì chết mà không rõ nguyên nhân. “Con ma như bám riết lấy tâm hồn những người dân quanh cánh đồng Nậm Tộc. Họ nhắc nhở nhau không nên đến gần đó, dù chỉ là một bước chân kiếm mấy cành củi khô. Bao nhiêu lần cán bộ huyện và cán bộ xã đến vận động người dân trồng trọt ở cánh đồng Nậm Tộc là bấy nhiêu lần gặp phải cái lắc đầu nửa sợ sệt”, ông Giàng A Mính, một cựu cán bộ huyện ủy Trạm Tấu kể lại.
| Người dân nơi đây vẫn bị ám ảnh bởi những cái chết bí ẩn |
Cũng theo ông Mính, một đồn mười, mười đồn trăm, cánh đồng Nậm Tộc chính thức được nhiều người thừa nhận là cánh đồng bị ma ám. Những câu chuyện kì quái, huyễn hoặc về cánh đồng ma Nậm Tộc ngày càng nhiều. Người dân tin đã đành còn nhiều cán bộ ở cơ sở cũng bán tín bán nghi.
Còn theo anh Vũ Đăng Quỳnh, ngay trước năm 2008, người dân vẫn rỉ tai nhau nếu không xa cánh đồng ma thì con ma sẽ bắt người Mông, người Dao nơi này chết dần, chết mòn cho đến hết. “Sợ thì nhiều người sợ, nhưng trong tiềm thức những người dân và cán bộ xã Túc Đán lúc nào cũng đau đáu muốn có những nương ngô trổ bắp vàng hay những nương lúa trĩu bông. Phải làm gì đấy để thay đổi cho bà con!”, đó là quyết tâm của nhiều cán bộ trẻ cũng như của anh Quỳnh - những con người không sợ con ma.
Cái ăn cái mặc của hơn 2.400 người dân xã Túc Đán chỉ biết trông chờ vào hơn 40 ha ruộng cấy được vụ mùa và 13 ha lúa xuân. Bình quân lương thực của xã chỉ đạt 225 kg/người/năm với 70% hộ nghèo… Những con số ấy lúc nào cũng làm Quỳnh trăn trở: Làm thế nào giúp bà con thoát nghèo?
| Bất chấp tin đồn, nhiều người vẫn quyết tâm lên khai hoang cánh đồng |
Trong thâm tâm của ông chủ nhiệm, chúng tôi biết ông đau đớn khi nhìn mảnh đất màu mỡ nhất Túc Đán bỏ hoang cùng với bao nhiêu công sức bấy lâu nay của người Dao, người Mông nơi này đã bỏ ra”, ông Vàng A Lí, trưởng thôn Tống Trong nói. | Rồi cũng chính anh cũng tự tìm câu trả lời, bà con Túc Đán nghèo là thiếu đất canh tác. Muốn thoát nghèo, chỉ có cách duy nhất là phải canh tác trên cánh đồng Nậm Tộc màu mỡ kia. Nếu chỉ cho bà con biết cách làm hiệu quả về cây lúa, cây ngô, vừa xóa bỏ những quan niệm mê tín đã ăn sâu vào tiềm thức thì cái nghèo không còn đeo đẳng như thế nữa”.… Không phải ý của “Giàng” “Tại sao bà con người Mông, người Dao ở Túc Đán cứ nghèo mãi? Tại sao cả trăm mẫu ruộng màu mỡ thế bà con ta không ai dám nhận đất làm ăn? Không phải ý của “Giàng” (ông trời -PV ) đâu. Đó là lòng bà con mình còn mê muội quá”. Chờ cho bà con bàn tán một hồi, ông Vàng tiếp tục: “Ngày mai, tôi sẽ đích thân đưa bà con vào cánh đồng ma. Sẽ cùng ăn cùng ở với bà con. Xem con ma có dám bắt bà con mình hay không? Sợ hãi hay no ấm, bà con mình phải lựa chọn cùng tôi”. Thấy ông chủ nhiệm cương quyết, hàng trăm người Mông, người Dao xã Túc Đán thấy vững tâm hẳn. Ngày hôm sau, họ theo ông vào cánh đồng ma kì bí ấy, dựng trại mở lều, cùng ăn, cùng ở quyết tâm khai phá. Ông Vàng nhớ như in đó là mùa đông năm 1982. Trong tâm ông hiện lên hình ảnh một đoàn người ào ào khí thế…
| Nhưng sau cái chết của những đứa con ông Vàng, người dân nơi đây càng sợ hãi hơn khi đặt chân lên cánh đồng |
Vụ mùa năm sau, 14 thửa ruộng lúa chín vàng trĩu bông. Sức sống của bản Tống Trong quanh năm heo hút trở lại. Nhưng không ngờ… “Sau vụ mùa ấy, đứa con trai thứ hai của tôi đang khỏe mạnh, bỗng dưng bị bệnh chết. Mọi cố gắng của anh em trong HTX và bà con lại bị con ma ám ảnh. Người dân lại đâm ra sợ hãi nhiều hơn…”, ông Vàng nói.
Nhiều người dân theo ông vào cánh đồng ma xì xào bàn tán: “Ấy, trông ông Vàng làm gương. Con ma trên cánh đồng không sợ bất cứ ai”. Bao nhiêu công lao của 14 thửa ruộng được khai phá bị cuốn trôi. Người dân lại lũ lượt kéo nhau bỏ hoang cánh đồng Nậm Tộc.Phần vì xót con, phần vì áp lực từ những người trong dòng họ, ông Vàng đành phải bỏ ý định khai phá đất hoang. Nhưng trong thâm tâm của ông Chủ nhiệm, người ta biết ông đau đớn khi nhìn mảnh đất màu mỡ nhất Túc Đán bỏ hoang với bao nhiêu công sức bấy lâu nay của người Dao, người Mông nơi này đã bỏ ra.
|