Bởi vì khi thời tiết lạnh giá,
người dân khó có thể có được con dê làm đồ lễ tế thần do mùa màng thất
thu và kinh tế khó khăn. Qua nghiên cứu, điều này cũng đúng với thảm họa
phù thủy tại Salem nổi tiếng xảy ra vào năm 1692, với hơn 200 người bị
bắt giam và hàng chục người bị giết vì bị cho là phù thủy. Lúc đấy nhiệt
độ trung bình ở Salem đang trong thời kỳ lạnh giá nhất của một kỷ băng
hà nhỏ.
Trước đây, người ta thường giải thích rằng, nhiều cô gái ở Salem lúc đó
bị cáo buộc là phù thủy do đúng vào mùa đông năm 1691-1692, con gái của
Mục sư Samuel Parris là Betty bị bệnh qua đời do phù thủy ám. Nhiều cô
gái trẻ đã bị dân làng cho là phù thủy lúc đó đã mắc phải một bệnh tâm
lý là chứng cuồng loạn đại chúng.
Tuy nhiên, theo lý thuyết mới giải thích, sự cuồng loạn đó có thể do
các điều kiện kinh tế thảm khốc gây ra. “Qua nghiên cứu các trường hợp
liên quan đến phù thủy cho thấy, ngay cả khi xem xét các sự kiện và hoàn
cảnh về tâm lý, văn hóa thì một động lực chủ chốt dẫn đến hiện tượng đó
có liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh kinh tế”, Oster nói.
Tuy nhiên, lý thuyết mới cho thấy sự cuồng loạn có thể nổi từ các
điều kiện kinh tế thảm khốc. Khi thiếu nhiên liệu đốt có thể làm cho các
căn nhà trở nên u ám và làm cho người ta dễ có cảm giác nhìn thấy phù
thủy. "Các thử nghiệm phù thủy cho rằng ngay cả khi xem xét các sự kiện
và hoàn cảnh được cho là tâm lý, văn hóa, động lực chủ chốt cơ bản có
thể có liên quan chặt chẽ với hoàn cảnh kinh tế", Oster.
Sự biến đổi về thời tiết ở Châu Phi cũng gây ra những vụ cáo buộc phù
thủy tại nhiều nơi với nhiều vụ giết người hành nghề phù thủy vẫn tồn
tại. Theo phân tích năm 2003, của nhà kinh tế học Edward Miguel
Berkeley, lượng mưa cực đoan (quá nhiều hoặc quá ít) ở đây lại trùng hợp
với sự gia tăng đáng kể trong số các vụ giết phù thủy ở Tanzania. Trong
đó, nạn nhân thường là phụ nữ lớn tuổi nhất trong một hộ gia đình.