Thông tin trên được
đưa ra trong bối cảnh tình hình căng thẳng do tranh chấp lãnh thổ trên
Biển Đông vẫn gia tăng, trong đó có việc Bắc Kinh khẳng định toàn bộ
vùng biển này thuộc về thành phố Tam Sa mới được Trung Quốc thành lập. | Tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện tại nhiều vùng biển đang tranh chấp với các nước. |
Quan
chức cấp cao của ASEAN bắt đầu đến Phnôm Pênh ngày 6.7 để tiến hành một
loạt cuộc họp kéo dài trong một tuần với sự tham dự của các nước đối
tác như Trung Quốc, Canada và Mỹ. Bản dự thảo chương trình, được phát
cho báo giới ngày 5.7 cho biết, Trung Quốc sẽ họp với các nước ASEAN vào
ngày 8.7 nhằm “tham vấn không chính thức” về COC. Campuchia - Chủ
tịch đương nhiệm của ASEAN và là nước nhận viện trợ quân sự và tài
chính lớn của Trung Quốc, đã ủng hộ Bắc Kinh tham gia soạn thảo COC cùng
với ASEAN. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario kiên
quyết nói rằng dự thảo phải do ASEAN hoàn tất trước khi đưa cho Trung
Quốc. Ngoại trưởng Thái Lan Suraphong Tovichakchaikul và Tổng Thư ký
ASEAN Surin Pitsuwan cũng đồng tình với lập trường của Philippines. Những
căng thẳng trên Biển Đông gần đây đang làm dấy lên sự lo ngại về cuộc
chạy đua vũ trang và hành động quân sự trong khu vực. Justin Logan
- nhà nghiên cứu thuộc Viện Cato của Mỹ cho rằng, trước sức mạnh ngày
càng tăng của Hải quân Trung Quốc, các nước trong khu vực ASEAN đang đặt
hy vọng vào một nỗ lực đã kéo dài, để thiết lập các quy tắc ứng xử giữa
ASEAN và Trung Quốc (COC), nhằm tránh nguy cơ xung đột trong tương lai.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cũng cho rằng COC sẽ khó có thể tác động
nhiều đến tình hình hiện nay. Theo Logan, điều quan trọng để có thể
mang lại biến chuyển là Trung Quốc phải thay đổi quan điểm. |