banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Tin tức > Sự kiện Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Các dự án tàu ngầm Trung Quốc
(www.phatminh.com) 60 tàu ngầm các loại và con số này chưa dừng lại, số tàu ngầm này của Trung Quốc thậm chí còn nhiều hơn cả số tàu ngầm của Mỹ.

Khởi đầu bằng sự sao chép

Trong những năm 1950 với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã tiếp nhận loại tàu ngầm điện-diesel lớp Romeo kèm theo tài liệu kỹ thuật chi tiết để chế tạo tại Trung Quốc. Loại tàu ngầm này được đặt tên Type-035 hay còn gọi là tàu ngầm lớp Minh (Ming).

Tổng cộng đã có 84 tàu ngầm lớp này được sản xuất tại Trung Quốc trong giai đoạn từ 1962-1984. Hiện tại còn 17 tàu ngầm loại này được sử dụng trong Hải quân Trung Quốc cho mục đích đào tạo.

Tàu ngầm lớp Ming nổi tiếng bởi vụ tai nạn.

Tàu ngầm lớp Minh được thế giới biết đến bởi một tai nạn nghiêm trọng vào năm 2003 làm toàn bộ thủy thủ trên tàu thiệt mạng.

Tai nạn xảy ra khi một tàu ngầm thuộc lớp này tham gia tập trận trên vịnh Bột Hải. Nguyên nhân tai nạn được cho là do hệ thống van xả áp trên tàu đã không đóng lại khi con tàu này lặn xuống khiến toàn bộ thủy thủ đoàn 57 người cộng thêm 13 sỹ quan khác trên tàu thiệt mạng. Vụ tai  nạn còn được cho là do tàu đã chở quá số người quy định.

>> Nhìn lại vụ tai nạn tàu ngầm thảm khốc ở Trung Quốc

Từ tài liệu cơ sở của tàu ngầm lớp Romeo, Trung Quốc đã phát triển thành loại tàu ngầm Type-039 lớp Tống (Song). Đây là lớp tàu ngầm thông thường đầu tiên được Trung Quốc nội địa hóa hoàn toàn. Tàu có thiết kế hình giọt nước khá hiện đại.

Hệ thống sonar trên tàu được sao chép từ hệ thống sonar Thomson-CSF TSM-2233 của Pháp, hệ thống có khả năng theo dõi từ 4-12 mục tiêu với phạm vi tối đa là 30km. Tàu ngầm được trang bị hệ thống hỗ trợ điện tử SRW209 đầy đủ và đầu tiên của các tàu ngầm Trung Quốc, hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động và được điều khiển với một giao diện trên màn hình hiển thị CTR hoặc màn hình LCD.

Tàu được vũ trang với 6 ống phóng ngư lôi 533mm sử dụng loại ngư lôi Yu-4, sao chép lại từ ngư lôi SAET-50 của Liên Xô.

Sự sụp đổ mối quan hệ Trung-Xô khiến hàng loạt dự án hợp tác kỹ thuật quân sự giữa hai nước bị cắt đứt, trong đó có chương trình ngư lôi Yu-4. Vì vậy, Trung Quốc phải mất hơn 10 năm mới khắc phục được phần nào hạn chế của loại ngư lôi tự chế này.

Tàu ngầm lớp Tống (Song) là lớp tàu có số lượng đông đảo nhất trong hạm đội tàu ngầm Trung Quốc.

Các báo cáo gần đây cho biết, dù đã nỗ lực cải tiến nhưng ngư lôi Yu-4 vẫn gặp khá nhiều lỗi kỹ thuật. Đặc biệt là độ ồn lớn và hệ thống ngòi nổ điều khiển từ xa hoạt động không hiệu quả.

Tầm bắn ban đầu của ngư lôi này chỉ 6km, khoảng cách tác chiến khá khiêm tốn trong tác chiến hải quân hiện đại. Biến thể Yu-4B về sau được nâng cấp tầm bắn lên 15km, tốc độ tối đa của ngư lôi là 40 hải lý/h (74km/h). Ngoài ra, tàu ngầm này được cho là có khả năng phóng tên lửa chống tàu YJ-8 từ ống phóng ngư lôi với phạm vi tác chiến tối đa là 80km.

Dù được đánh giá khá hiện đại, song chất lượng chiến đấu của loại tàu ngầm này vẫn là ẩn số. Một chiếc tàu ngầm thuộc lớp này được cho là đã theo dõi tàu sân bay USS-Kitty Hawk Mỹ và nổi lên trong tầm bắn của ngư lôi trước khi bị Hải quân Mỹ phát hiện năm 2006 (thông tin này vẫn chưa được xác nhận từ phía Mỹ). (>> xem thêm)

Tham vọng tàu ngầm AIP

Hiện đại hóa quân đội nói chung và hải quân nói riêng bằng mọi giá là phương châm chủ đạo  mà Trung Quốc đang hướng tới nhằm nhanh chóng thu hẹp khoảng cách so với các cường quốc hải quân như Nga, Mỹ.

Trong số các dự án được ưu tiên cho nhiệm vụ đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, dự án phát triển tàu ngầm điện diesel sử dụng động cơ AIP Type-041 lớp Nguyên (Yuan) được ưu tiên hàng đầu.

Đức và Pháp là hai quốc gia đi tiên phong trong việc phát triển các loại động cơ đẩy không khí độc lập AIP, tiếp theo là Thụy Điển và tất nhiên, Trung Quốc cũng muốn chen chân vào hàng ngũ những quốc gia có khả năng chế tạo loại động cơ đặc biệt này.

Tàu ngầm lớp Nguyên có phải là một tàu ngầm động lực AIP hay không vẫn là một dấu hỏi lớn.

Dự án tàu ngầm Type-041 được kỳ vọng là tàu ngầm AIP đầu tiên của Trung Quốc, tuy  nhiên, thông tin về lớp tàu ngầm AIP của Trung Quốc là khá lộn xộn. Một số nguồn tin nói loại tàu ngầm lớp Yuan thuộc Type-093A/B, một số nguồn lại nói thuộc Type-041.

Type-041 có thiết kế khí động học tương tự như tàu ngầm lớp Kilo của Nga, hệ thống điện tử hiện đại kết hợp với động cơ AIP giúp tàu hoạt động êm hơn, lâu hơn dưới nước.

Thông tin về loại động cơ AIP trang bị cho lớp tàu ngầm này là rất mơ hồ, một số nguồn tin không chính thức cho biết, động cơ AIP “made in China” được sao chép lại từ động cơ AIP chu trình đóng Stirling của Thụy Điển với công suất tối đa là 100kW. Động cơ được phát triển bởi Viện 717 thuộc Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Trung Quốc (CSIC).

>> Tìm hiểu công nghệ AIP
>> Trung Quốc bí mật đóng thêm tàu ngầm Type-041

Hệ thống điện tử trên tàu là sản phẩm kết hợp giữa loại sonar Thales TSM 2233 ELEDONE / DSUV-22 và Thales TSM 2255 / DUUX-5 của Pháp được nhập khẩu trong những năm 1980-1990 với loại sonar MG-519 MOUSE ROAR, MGK-500 SHARK GILL được trang bị trên tàu ngầm lớp Kilo mà Trung Quốc nhập khẩu từ Nga.

Thông số kỹ thuật của loại sonar con lai “Nga-Pháp” hoàn toàn không được công bố. Điều đó cũng khiến cho năng lực tác chiến của loại tàu ngầm thông thường hiện đại nhất Trung Quốc này vẫn chưa thể xác định.

Tàu ngầm lớp Nguyên còn được trang bị một hệ thống radar tìm kiếm mục tiêu mặt nước và trên không tương tự như loại MRK-50 SNOOP TRAY được trang bị trên tàu ngầm Kilo. Tàu được vũ trang với 6 ống phóng ngư lôi 533mm, loại ống phóng này còn được sử dụng để phóng họ tên lửa chống hạm YJ-8.

Ngoài ra, tàu ngầm lớp Nguyên còn có khả năng phóng loại tên lửa chống ngầm CY-1 (có rất ít thông tin về tên lửa này). Type-041 được trang bị hệ thống chân vịt gồm 7 cánh, được cho là có khả năng giảm đáng kể độ ồn khi hoạt động.

Tàu ngầm lớp Nguyên được giới thiệu vào năm 2004. Đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 4 tàu ngầm loại này đi vào hoạt động. Giới quân sự Trung Quốc đặc biệt, trên các diễn đàn quân sự nước này cho rằng, tàu ngầm lớp Nguyên có độ ồn khi hoạt động thấp hơn đến 8 lần so với tàu ngầm hiện đại nhất của Nga là Lada.

>> Tàu ngầm Nga ồn hơn tàu ngầm Trung Quốc 8 lần?
>> Tàu ngầm Trung Quốc tiến tới công nghệ AIP trước tàu ngầm Nga

Tuy nhiên, trái với nhiều thông tin trên các diễn đàn quốc phòng Trung Quốc, nguồn tin tình báo Mỹ cho biết loại tàu ngầm lớp Nguyên hoàn toàn không được trang bị động cơ AIP.

Động cơ AIP của Trung Quốc vẫn trong giai đoạn phát triển và chưa hoàn thành các thử nghiệm. Bên cạnh đó, công suất của động cơ AIP Trung Quốc chỉ có 100kW trong khi đó, động cơ AIP trang bị trên các tàu ngầm của Đức Pháp có công suất từ 150-300kW. Như vậy, nhiều khả năng, động cơ AIP của Trung Quốc vẫn chỉ là mẫu thử nghiệm đánh giá, chưa sẵn sàng để trang bị trên một tàu ngầm thực sự.

Quan sát các bức ảnh được công bố của loại tàu ngầm này cho thấy còn một dãy các lỗ thông hơi ở hai bên mạn tàu, tương tự tàu ngầm Kilo, trong khi đó quan sát các bức ảnh về tàu ngầm AIP của các nước như Đức, Pháp, Thụy Điển hoàn toàn không có dãy thông hơi này. Như vậy, tàu ngầm động cơ AIP vẫn là giấc mơ của Trung Quốc.

(Nguồn: datviet )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
FBI bẻ khóa thành công iPhone, sẵn sàng  (1/4/2016)
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày (8/3/2016)
Chủ tịch Đường sắt: ’Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ’ (19/2/2016)
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân (4/2/2016)
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk (30/1/2016)
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết (30/1/2016)
Quảng Ninh: 3 công nhân bị vùi lấp do sạt lở núi đá nghiêm trọng (30/1/2016)
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII (30/1/2016)
Tuyết dày 20cm lần đầu xuất hiện tại Nghệ An (26/1/2016)
Khẩn trương điều tra vụ Trung tá CSGT hy sinh khi làm nhiệm vụ vùng băng tuyết (26/1/2016)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Một chiếc F-16 của Mỹ rơi gần Hokkaido (24/7/2012)
Đài Loan khoe pháo chống đổ bộ (24/7/2012)
Kỳ dị heo giống...người (24/7/2012)
Việt Nam: Số lượng đăng ký sáng chế còn thấp (21/7/2012)
TPHCM: Bệnh hô hấp vào mùa, trẻ ùn ùn nhập viện (18/7/2012)
Nga bắt giữ thêm một tàu cá Trung Quốc (18/7/2012)
Những sự thật thú vị về tình yêu (12/7/2012)
Giải mã âm thanh huyền bí của Bắc cực quang (12/7/2012)
Ngồi nhiều chóng chết (12/7/2012)
Bé gái thay đổi hoàn toàn sau hôn mê (12/7/2012)
Xã có 500 cán bộ: Thanh Hóa giải trình với Thủ tướng (11/7/2012)
Độc đáo Volt Buckle: Sạc điện thoại kiêm thắt lưng (10/7/2012)
Việt Nam làm chủ công nghệ nhiệt luyện nòng pháo (9/7/2012)
Hà Nội có giàn đỗ xe bằng thép hiện đại đầu tiên (9/7/2012)
Trung Quốc và ASEAN dự kiến thảo luận về COC (7/7/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Đắk Lắk: Câu được cá lăng khủng dài gần 2 mét trên sông Sêrêpôk
Khí lạnh cực mạnh từ Trung Quốc tràn về Việt Nam ngay sát Tết
Độc, lạ cây mai 50 tuổi hoa mọc thẳng từ... thân
Chủ tịch Đường sắt: 'Tôi không đổ lỗi cho cấp dưới về chủ trương mua tàu cũ'
Cáp quang AAG bảo trì, internet quốc tế chậm vài ngày
Nghị quyết quan trọng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt