Ấn Độ – Có nhiều ý kiến khác nhau về niên đại và
nguồn gốc của cột sắt Delhi này. Một số cho rằng nó được đúc vào thế kỷ
thứ 5, trong khi một số khác cho rằng nó đã được đúc từ gần 3.000 năm
trước. Ban đầu cột này là một phần của đền Muttra. Sau khi ngôi đền
Hindu này bị phá để xây dựng đài Qutub và đền thờ Hồi giáo
Quwwat-ul-Islam, toàn bộ di tích cũ đã bị hủy, và cây cột này là vật duy
nhất còn sót lại được đem tới dựng tại nơi chúng ta thấy ngày nay.
Cột được làm từ 98% sắt tinh khiết, cao 7.21 m và có đường kính 0.41
m, nặng hơn 6 tấn. Cây cột này là minh chứng cho kỹ năng tinh vi của
những người cổ xưa khi xử lý và gia công thép. Nó là một bí ẩn thực sự,
không chỉ bởi kích thước rất lớn đòi hỏi kỹ thuật rất cao, mà chủ yếu là
vì độ tuổi của nó. Dưới điều kiện nhiệt đới gió mùa của Ấn Độ, một vật
kim loại bình thường nhẽ ra phải bị ăn mòn và rỉ nát tan biến chỉ sau
vài trăm năm. Cột sắt bí ẩn này đã lôi cuốn sự chú ý của các nhà khảo cổ
học và các nhà luyện kim, bởi hầu như không hề rỉ sét trong ít nhất
1600 năm qua, dù phải chịu đựng điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Đức - “Người sắt” là một cột kim loại có tiết diện
vuông, cắm vào lòng đất 2,7m và phần nổi trên mặt đất cao khoảng 1,47m.
Nó hiện đang nằm tại rừng quốc gia Naturpark Kottenforst-Ville nước Đức.
Liên kết với “Người sắt” là một con đường đá cổ và tàn tích của một
ống dẫn nước dẫn thẳng tới cây cột này. “Người sắt” hầu như không có dấu
hiệu rỉ sét, và không ai biết nguồn gốc nguyên thủy của nó. Trong văn
học thế kỷ 17 người ta có nhắc đến nó như một cột mốc biên giới, tuy
nhiên các dấu vết phong hóa cho thấy nó hết sức cổ xưa.
Theo sách vở giáo khoa hiện nay, thép không rỉ được Harry Brearley
phát minh ra vào năm 1913 tại Sheffield, nước Anh. Không ai biết các
loại thép không rỉ hiện đại có thể chống được rỉ sét suốt hàng ngàn năm
như các cột sắt trên hay không. |