1. Về hưu sớm
Thông thường, có không ít người mong muốn được nghỉ hưu sớm để hưởng thụ cuộc sống thư giãn sau bao năm “lăn lộn” với nghề.
Tuy nhiên, kết quả rút ra từ một nghiên
cứu của các nhà khoa học Áo có lẽ sẽ làm cho họ phải suy nghĩ lại. Theo
đó, ở những người đàn ông dừng làm việc sớm, nguy cơ tử vong trước tuổi
67 cao hơn đáng kể so với những người vẫn tiếp tục công việc, nguyên
nhân chính xuất phát từ các thói quen sức khỏe tiêu cực khi về hưu như
uống rượu, hút thuốc lá, ăn uống không lành mạnh và ít vận động cơ thể.
2. Gắn bó với công việc mà bạn ghét
Miễn cưỡng gắn bó với một công việc không hề yêu thích hay đam mê có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe tâm thần của bạn.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí
Human Relations phát hiện ra rằng những nhân viên làm việc trong tình
trạng bắt buộc hay vì không có sự lựa chọn nào khác nhiều khả năng sẽ
gặp các vấn đề về sức khỏe như căng thẳng, mệt mỏi và kiệt sức.
3. Làm thêm giờ
Một nhóm khoa học châu Âu đã đưa ra cảnh
báo: làm thêm giờ rất có hại cho tim của bạn. Những người làm việc ít
nhất 10 tiếng một ngày có nguy cơ gặp phải các vấn đề về tim cao hơn tới
60% so với những người khác.
Phải làm công việc không hề yêu thích có thể tác động xấu đến sức khỏe tâm thần.
Giải thích cho điều này, các chuyên gia
nhấn mạnh quá trình làm việc ngoài giờ góp phần hình thành tâm lý cạnh
tranh, tình trạng căng thẳng, ý thức cao độ về thời gian… Chính vì vậy, “bác
sĩ phải đặc biệt quan tâm đến những triệu chứng ở nhóm người này như
đau ngực, huyết áp và tư vấn cho họ về một lối sống thích hợp”, Giáo sư Gordon McInnes (Đại học Glasgow, Scotland) lưu ý.
4. Đi lại thường xuyên bằng ô tô hoặc xe buýt
Theo một báo cáo trong tạp chí Y tế công
cộng BMC, những người lao động thường xuyên đi làm bằng ô tô hoặc xe
buýt có sức khỏe kém hơn so với những người đi xe đạp hoặc đi bộ.
“Nói chung, ô tô cũng như các phương
tiện công cộng khác khiến người sử dụng cảm thấy căng thẳng hơn, chất
lượng giấc ngủ kém hơn, kéo theo tình trạng mệt mỏi”, ông Erik Hansson đến từ Đại học Lund (Thụy Điển) cho biết.
5. Giấc ngủ ngắn vào buổi trưa
Tạp chí Archives of Internal Medicine đã
từng đăng tải một nghiên cứu cho thấy chỉ với nửa giờ ngủ trưa, sức
khỏe tim mạch của bạn sẽ được cải thiện đáng kể qua việc giảm căng
thẳng. Ở nam giới, với những người thực hiện theo lời khuyên này, nguy
cơ tử vong do bệnh tim thấp hơn đến 64% so với nhóm người không ngủ
trưa.
6. Mối quan hệ với đồng nghiệp tại nơi làm việc
Tuổi thọ dài hơn nhờ vào sự hỗ trợ từ
các đồng nghiệp tại nơi làm việc là kết luận được rút ra từ những phân
tích trên tạp chí Health Psychology của Hội Tâm lý học Mỹ.
Các chuyên gia đã tiến hành theo dõi hồ
sơ sức khỏe của những người làm việc trung bình 8,8 giờ một ngày trong
khoảng thời gian 20 năm. Trong số 53 tình nguyện viên đã chết, hầu hết
đó đều là những người có ít mối quan hệ với các đồng nghiệp của họ.
7. Lấy lòng “sếp”
Phụ thuộc vào cách thức thực hiện, việc lấy lòng sếp được ví như “con dao 2 lưỡi”, hoặc có thể hỗ trợ hoặc sẽ làm tổn thương đến sức khỏe tâm thần của bạn.
Phát hiện được công bố trong Tạp chí
Nghiên cứu quản lý cho thấy hành vi nịnh bợ cấp trên giúp nâng cao vị
thế của bạn tại nơi làm việc, giúp bạn tránh những căng thẳng về mặt tâm
lý.
Ngoài ra, cảm giác bị bỏ rơi - nguyên
nhân dẫn đến căng thẳng, kiệt sức và trầm cảm - có thể được loại bỏ bằng
cách sử dụng kỹ năng “làm cho mình được yêu mến” này.
Ho Kwong Kwan (Đại học Drexel), một trong những tác giả chính của nghiên cứu, cho biết chìa khóa nằm ở việc bạn “đọc” và hiểu ngôn ngữ cơ thể của đồng nghiệp như thế nào. Trong trường hợp bạn không thể hiểu được thì “chiêu bài” lấy lòng có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
8. Thất nghiệp dài hạn
Tại một cuộc họp của Quốc hội xung quanh
những lợi ích về mặt tâm lý của việc làm cũng như tác động của thất
nghiệp đối với người lao động, nhiều ý kiến cho rằng tình trạng thất
nghiệp trong thời gian dài (ít nhất 25 tuần/năm) có thể gây ra các vấn
đề sức khỏe tâm thần.
“Với những người không có việc làm
dài hạn, họ cảm thấy họ đã mất đi khả năng kiếm sống và chăm sóc gia
đình của mình, từ đó mà nảy sinh tâm lý lo lắng cho tương lai", Arthur Goldsmith, Giáo sư kinh tế tại Đại học Washington và Lee nói.