banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Hy vọng mới cho bệnh nhân xương thủy tinh
(phatminh.com) Nhóm nghiên cứu của TS-BS Lương Đình Lâm, nguyên Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Chợ Rẫy vừa đưa ra hướng điều trị khả quan cho bệnh xương thủy tinh.

Bệnh xương thủy tinh (hay tạo xương bất toàn) là bệnh di truyền với yếu tố gene trội. Bệnh do tình trạng khiếm khuyết trong tạo mô liên kết, đặc biệt là collagen type 1. Tình trạng này khiến cơ thể không thể tự tạo xương bình thường và xương rất dễ gãy. Sự khiếm khuyết tạo mô liên kết còn khiến thân hình bệnh nhân nhỏ bé hơn so với bình thường.

Ngoài ra, cơ quan vận động của bệnh nhân bị biến dạng do gãy xương nhiều lần. Tỷ lệ mắc bệnh từ 1/20.000 đến 1/50.000 dân số bị bệnh tạo xương bất toàn hay bệnh xương thủy tinh, số bệnh nhi mắc bệnh này khá nhiều nhưng rất ít gia đình biết con em mình đang bị bệnh.

 
Chụp X-quang xương bị cong (bên trái) và sau khi được cắt khúc, chỉnh trục thẳng - Ảnh: do TS-BS Lương Đình Lâm cung cấp

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa triệt để bệnh xương thủy tinh, nhưng nhiều phương pháp điều trị đã được áp dụng để giúp các bệnh nhân có cuộc sống gần như bình thường. Vật lý trị liệu với thủy liệu pháp bao gồm các trò chơi vận động dưới nước, bơi lội giúp giảm nguy cơ té ngã gây gãy xương. Các biện pháp khác chưa cho thấy hiệu quả cao. Khi xương bị gãy, cách dùng nẹp vít tuy có thể giữ vững được vùng xương gãy nhưng không thể đảm bảo cho vùng xương bên dưới hay bên trên nẹp không bị gãy.

Vì xương quá giòn nên một số nhóm nghiên cứu đã nghĩ đến việc đóng một cây đinh trong lòng tủy xương nhằm tăng cường độ cứng cho xương. Tuy nhiên, nếu đóng đinh trong lòng tủy của bệnh nhân bình thường không khó đối với các phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình thì lại hết sức phức tạp khi làm cho bệnh nhân bị bệnh xương thủy tinh. Nguyên nhân là vì rất khó có thể luồn đinh thẳng vào lòng xương bị biến dạng cong vẹo. Tiếp đến, xương và lòng tủy xương của những bệnh nhân này rất nhỏ, đôi khi xương gần như không có lòng tủy.

Nhóm nghiên cứu của TS-BS Lương Đình Lâm đã thực hiện một biện pháp táo bạo là cắt nhỏ đoạn xương bị gãy, dùng một dụng cụ tự chế để khoan rộng lòng tủy xương để luồn đinh Rush. Sau đó, phẫu thuật viên sẽ nối các khúc xương đã bị cắt rời thành một đoạn thẳng để vừa có thể giữ vững xương gãy vừa chỉnh lại được tình trạng cong vẹo của tay hoặc chân của bệnh nhân bị bệnh xương thủy tinh. Kết quả bước đầu rất đáng khích lệ, chân các bệnh nhi được phẫu thuật bằng phương pháp này đã được chỉnh thẳng, giúp các em sinh hoạt tốt và giảm đi cảm giác tự ti do bệnh tật.

Phẫu thuật miễn phí khi gãy xương

Có không ít bệnh nhi bị bệnh xương thủy tinh, nhưng gia đình không nhận ra, hoặc vì hoàn cảnh khó khăn nên chưa được điều trị tích cực. Hiện ở TP.HCM có trung tâm nuôi dưỡng, tập vận động bằng thủy liệu pháp dành cho các em nhỏ bị bệnh xương thủy tinh. Những em nào không may bị gãy xương còn được phẫu thuật miễn phí bằng phương pháp mới.

Bạn đọc có con em bị bệnh xương thủy tinh cần được giúp đỡ, có thể liên hệ cô Nguyệt (ĐT: 01223204606) hoặc anh Hưng (ĐT: 0903705230) để biết thêm chi tiết.

(Nguồn: TNO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Viêm ruột thừa không nhất thiết phải mổ  (21/4/2012)
Tìm ra cách giúp người bị liệt vẫn có thể cầm nắm (20/4/2012)
Đậu nành có thực sự “ảnh hưởng” đến nam giới ? (20/4/2012)
Cà phê chỉ có tác dụng với người lười  (19/4/2012)
Chữa hói đầu bằng tế bào gốc (19/4/2012)
Loại mọt nguy hiểm TG chưa xuất hiện ở Việt Nam (19/4/2012)
Ong mật giúp tìm cách phục hồi bệnh nhân hôn mê (18/4/2012)
Brazil: Muỗi biến đổi gene thích ứng dần với tự nhiên (18/4/2012)
Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt mới (17/4/2012)
Ăn sô-cô-la giúp thon gọn hơn? (17/4/2012)
Tìm bí ẩn trong ”Tam giác chết” ở Italy (17/4/2012)
Giặt khô “cung cấp” mầm bệnh ung thư? (16/4/2012)
Người có nhóm máu nào dễ bị tiêu chảy? (16/4/2012)
Vị trí xã hội cũng ảnh hưởng tới sức khỏe  (16/4/2012)
Cа cао giúp cải thiện trí nhớ  (16/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt