banner
TRANG CHỦ TIN TỨC CÔNG NGHỆ PHÁT MINH THẾ KỶ KHOA HỌC GÓC NHÌN 360° SÁNG CHẾ Ý TƯỞNG XANH NĂNG LƯỢNG BÍ ẨN VIDEO
TRANG CHỦ > Khoa Học > Sinh vật học - y học Bản in  |  Gửi thư  |  Kênh RSS
Đậu nành có thực sự “ảnh hưởng” đến nam giới ?
(phatminh.com) Cây đậu nành có xuất xứ ban đầu từ vùng Đông Á, phổ biến ở các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản sau đó được trồng nhiều ở châu Mỹ và Nga. Các nước và khu vực tiêu thụ nhiều đậu nành nhất là Trung Quốc, Nhật Bản và EU.
Dùng 25 gram protein đậu nành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tim mạch - Ảnh: Shutterstock

Sản phẩm từ đậu nành không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao mà còn có khả năng phòng ngừa các căn bệnh thời đại đang đe dọa sức khỏe, tuổi thọ và hạnh phúc của chúng ta. Theo thư viện y khoa Pubmed, đến nay có khoảng 1.700 công trình nghiên cứu về đậu nành, trong đó có khoảng 1.000 nghiên cứu về isoflavone trong đậu nành đã được thực hiện và công bố, chứng minh đậu nành có thể giúp phòng ngừa một số bệnh mạn tính không lây như béo phì, bệnh tim mạch, loãng xương, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, ung thư tiền liệt tuyến ở nam giới, ung thư vú ở nữ, ung thư đại tràng ở phụ nữ sau mãn kinh. Đậu nành còn làm giảm các triệu chứng khó chịu trong thời kỳ mãn kinh của phụ nữ.

Trong thành phần đậu nành có nhiều chất hóa  thực vật (phytochemical) trong đó quan trọng nhất là isoflavone. Isoflavone còn gọi là estrogen thực vật vì có cấu trúc hóa học gần giống nội tiết tố sinh dục nữ estrogen. Việc sử dụng khẩu phần ăn giàu protein và isoflavones đậu nành sẽ giúp điều chỉnh, cân bằng nội tiết tố estrogen nhờ vậy hạn chế quá trình tích tụ mỡ ở vùng bụng và nội tạng vốn là khởi nguồn của béo phì. Theo nghiên cứu của Berg và cộng sự được công bố trên tạp chí International Journal of Obesity, thực hiện ở 90 người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 27,5 đến 35 (được chẩn đoán là thừa cân và béo phì theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới - WHO) tham gia chế độ ăn thấp chất béo và giàu protein từ đậu nành, sau 6 tháng nghiên cứu, kết quả cho thấy chỉ số BMI giảm, trọng lượng cơ thể giảm nhưng không làm thay đổi khối lượng cơ bắp.

Các isoflavone ức chế enzyme 5-alpha-reductase, làm giảm mức DHT và ngăn ngừa phát triển u tuyến và ung thư tuyến tiền liệt. Isoflavone còn ức chế sự tăng trưởng các tế bào ung thư nhờ việc ngăn chặn sự phát triển các mạch máu bao quanh và nuôi khối u, làm giảm khả năng các tế bào ác tính di căn. Cho đến nay đã có khoảng trên 1.000 bài nghiên cứu khẳng định đậu nành có tác dụng chống lão hóa do đặc tính chống ô xy hóa và cân bằng hormone.

Đậu nành và sản phẩm thực phẩm từ đậu nành không những giàu chất đạm mà còn không chứa cholesterol, chứa rất ít chất béo no và giàu chất xơ. Nhờ vậy mà đậu nành được khuyến nghị sử dụng để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm có liên quan đến dinh dưỡng và lối sống như đái tháo dường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu... Dầu đậu nành là một trong vài loại dầu ăn hiếm hoi có chứa nhiều aLNA và có tỷ lệ omega 3: omega 6  rất tốt (1:7).  Từ năm 1998, Cơ quan dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) đã khuyến nghị “dùng 25g protein đậu nành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ bệnh tim mạch”.

Chúng ta nên chọn lựa đậu nành trong chế độ ăn hằng ngày để bảo vệ và nâng cao sức khỏe từ khi tuổi còn trẻ. Do đặc tính dễ tiêu hóa nên đậu nành là ưu tiên lựa chọn như một nguồn cung cấp năng lượng, chất đạm và chất béo thực vật trong chế độ ăn uống hằng ngày của người cao tuổi.

Các bậc nam nhi không nên lo ngại isoflavone có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh dục nam. Nghiên cứu của Sang Ah-lee và cộng sự cho thấy việc bổ sung lượng isoflavone sử dụng hằng ngày là 36,2 - 60 mg/ngày hoàn toàn không ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, số lượng tinh trùng, tinh dịch, độ vận động của tinh trùng.

Sữa đậu nành là một trong những thức uống khá phổ biến làm từ đậu tương, vị mát, hơi ngậy, khi uống có thể thêm chút đường. Ở Việt Nam, sữa đậu nành làm theo phương pháp thủ công thường được rao bán các buổi sáng. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu về vệ sinh an toàn thực phẩm, các sản phẩm sữa đậu nành này thường không đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Nhiều gia đình Việt Nam chọn cách tự làm sữa đậu nành tại nhà nhưng cách này chiếm khá nhiều thời gian và công sức. Với một chiếc máy làm sữa đậu nành, bạn sẽ có một ly sữa hợp vệ sinh, thơm ngon, chất lượng đồng nhất mà công việc chế biến lại đơn giản và tiết kiệm thời gian. Chỉ cần cho đậu nành khô hoặc đã ngâm vào nước lọc rồi bấm nút, máy sẽ xay và nấu chín trong vòng 20 - 25 phút, máy sẽ báo sữa đậu nành đã sẵn sàng để thưởng thức.

BS Đỗ Thị Ngọc Diệp
(Giám  đốc TT dinh dưỡng TP.HCM)

(Nguồn: TNO )
Thảo luận cho chủ đề này:
Hiện chưa có thảo luận cho chủ đề này!
Gửi thảo luận mới:
 Họ và tên
 Email
Mã kiểm tra 
TIN CẬP NHẬT MỚI NHẤT:
Trẻ uống quá liều siro ho có thể bị ốm nặng, lú lẫn (24/12/2015)
Vỡ tử cung vì thuốc tránh thai (22/12/2015)
| Phát hiện tế bào máu trong ​​hóa thạch khủng long 75 triệu năm (12/6/2015)
Ngửi mùi trứng thối để chống đau tim, đột quỵ? (21/7/2014)
Con người thường chọn bạn có gene tương đồng (21/7/2014)
Cách uống nước đá đem nhiều lợi ích cho cơ thể (17/7/2014)
8 thực phẩm dần phá hoại não (15/7/2014)
Tín hiệu bạn cần ăn nhiều đạm hơn (27/6/2014)
Nọc độc nhện có thể trở thành cứu tinh của loài ong (12/6/2014)
Dứa (Thơm) là sự lựa chọn tốt nhất cho mùa hè nắng nóng (20/5/2014)
CÁC TIN ĐÃ ĐĂNG:
Cà phê chỉ có tác dụng với người lười  (19/4/2012)
Chữa hói đầu bằng tế bào gốc (19/4/2012)
Loại mọt nguy hiểm TG chưa xuất hiện ở Việt Nam (19/4/2012)
Ong mật giúp tìm cách phục hồi bệnh nhân hôn mê (18/4/2012)
Brazil: Muỗi biến đổi gene thích ứng dần với tự nhiên (18/4/2012)
Phương pháp điều trị ung thư tuyến tiền liệt mới (17/4/2012)
Ăn sô-cô-la giúp thon gọn hơn? (17/4/2012)
Tìm bí ẩn trong ”Tam giác chết” ở Italy (17/4/2012)
Giặt khô “cung cấp” mầm bệnh ung thư? (16/4/2012)
Người có nhóm máu nào dễ bị tiêu chảy? (16/4/2012)
Vị trí xã hội cũng ảnh hưởng tới sức khỏe  (16/4/2012)
Cа cао giúp cải thiện trí nhớ  (16/4/2012)
Công bố phát hiện quan trọng về bệnh ung thư gan (14/4/2012)
Tỷ lệ phụ nữ Anh bị ung thư phổi cao do hút thuốc lá  (14/4/2012)
Phát hiện chất độc hại trong thuốc cổ truyền Trung Quốc (14/4/2012)
  Xin chào,
  Mời bạn Đăng nhập hoặc Đăng ký thành viên
win 10 - phải
honda
Robocon 2015
Nhện độc xuất hiện ở Châu Á
“Thần dược” từ ARN can thiệp
Chuột chũi trụi lông “yếu sinh lí”
Nhện cực độc cắn chết người
Nên nghe nhạc gì khi đang phẫu thuật?
8 thực phẩm dần phá hoại não
Phat minh thien tai
Chiếc máy bay đầu tiên
Xe điện của Nissan đạt vận tốc 300 km/giờ
Tương lai của chất dẻo sinh học sẽ ra sao?
10 nhà khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử
Iran đã sản xuất 4 loại thuốc nano cho bệnh nhân ung thư
Công nghệ tự chẩn bệnh nhờ ráy tai
9 cách xử lý côn trùng cắn từ những vật dụng sẵn có
Những phát minh nổi tiếng thế giới của người Việt
vu khi - khi tai
Yamaha 1
Sáng Tạo Việt